Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 35)

tăng trưởng(A. Hirschman và F. Perrons)

Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” với đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là A. Hirschman và F. Perrons. Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì:

7Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu (2007), Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: Mô hình và triển vọng, Hội thảo khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật Biển, tr. 297.

Thứ nhất,phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung những nguồn lực (vốn khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.

Thứ ba, do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước

đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.

Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bên ngoài của lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn khi mở cửa ra bên ngoài cho nên lúc đầu lý thuyết này không được các nước đang phát triển đang theo mô hình công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đối mặn mà cho lắm nhưng càng về sau thì lý thuyết này càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước công nghiệp hóa mới (NICs). Từ thập niên 1980 trở lại đây, lý thuyết này đã được nhiều nước đang

phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại8.

Theo lý thuyết này, các quốc gia ven biển cũng có thể phát triển một cách không đồng đều, dồn nguồn lực vào phát triển kinh tế biển và các khu kinh tế biển, cái vốn là lợi thế của họ. Các quốc gia ven biển có thể coi các

8Nguyễn Thị Hà - TTTTKT (2013), Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

khu kinh tế biển như là “cực tăng trưởng” để tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lan toả đến sự phát triển các vùng khác , từ đó lôi kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)