a) Những thành tựu đạt được
Thành tựu về phát triển
Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển... Hoạt động khai thác hải sản Việt Nam đã phát triển vượt bậc, sản lượng đánh bắt hải sản của Việt Nam tăng đều qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam năm 2010 khai thác trên 1,6 triệu tấn cá biển, tăng 60% so với năm 2000. Theo VASEP, năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 200231. Hiện Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó, Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm). Hiện cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh
bắt cá trên toàn thế giới32.
Số lượng tàu thuyền cũng tăng đều qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2000, Việt Nam có 9.766 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ (tổng công suất là 1.385,1 nghìn CV) thì tới năm 2011 Việt Nam có 28.424 tàu đánh bắt xa bờ (tổng công suất là 5.264,3 nghìn CV). Như vậy, năm 2011 so với năm 2000 thì số tàu cá đánh bắt xa bờ của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần.
Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 20% mỗi năm. Thị trường xuất khẩu thủy hải sản chủ yếu của Việt Nam là sang Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2000 là 1.478,5 triệu USD thì tới năm 2010 là 5.016,3 triệu USD, tăng thêm 239%. Sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam là Mực đông lạnh, Tôm đông lạnh và Cá đông lạnh.
Chính sách phát triển ngành khai thác hải sản
Để khuyến khích phát triển ngành khai thác hải sản, Chính phủ đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể là: Chính phủ cho thành lập ban chỉ đạo nhà nuớc về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ vào tháng 4/1997; Quốc hội ban hành Luật Thủy sản năm 2003,…
Các chính sách phát triển ngành hải sản Việt Nam đều nhấn mạnh, khai thác hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam: “Khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển”.
Cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành khai thác hải sản
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản hiện nay là Tổng cục Thuỷ sản. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuỷ sản; quản lý,
chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Nhiệm vụ quản lý khai thác hải sản Việt Nam của Tổng cục Thủy sản Việt Nam được cụ thể hóa như sau:
(1) Về phát triển nguồn lợi hải sản
- Hướng dẫn, chỉ đạo việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá và bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản; bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;
- Xây dựng danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thuỷ sản khác bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;
- Xây dựng tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
(2) Về khai thác thuỷ sản:
- Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ;
- Chỉ đạo và tổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường, vùng sông, hồ lớn; dự báo và công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường; xây dựng hệ thống thông tin quản lý khai thác, khuyến khích phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ;
- Phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý và quy chế vùng khai thác thuỷ sản. Hướng dẫn thực hiện quy chế vùng khai thác thuỷ sản;
- Xây dựng quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản; quy định mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản;
- Hướng dẫn việc phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai trong khai thác thuỷ sản.
(3) V˒ nuôi tr˪ng th y sʱn: đʭt đɵ c nhi˒u thành tích nˬi bʻt trong nh ng năm qua. Nguyên nhân:
- Hướng dẫn việc giao, cho thuê, thu hồi đất, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định;
- Hướng dẫn, chỉ đạo vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Xây dựng quy định tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản; quy chế tổ chức, hoạt động của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung;
- Hướng dẫn và kiểm tra về giống, thức ăn, các loại hóa chất, thuốc, các chế phẩm sinh học; phòng trừ bệnh thuỷ sản và quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
- Hướng dẫn, kiểm soát buôn bán, di nhập và xuất khẩu các giống thuỷ sản, các loài thuỷ sản quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản.
(4) Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản:
- Hướng dẫn, phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá; tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của tàu cá theo quy định;
- Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục;
- Xây dựng và ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; quy chế mẫu về quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật của chợ thuỷ sản đầu mối.
b) Những vấn đề còn tồn tại
Tuy hoạt động khai thác hải sản phát triển nhanh qua các năm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong công tác quản lý khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản. Cụ thể là:
- Do buông lỏng quản lý nên đã dẫn tới hoạt động khai thác hải sản ven bờ của Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ khai thác quá mức làm
cạn kiệt nguồn lợi hải sản. Qua thực tế một số vùng ven biển như Hà Tiên - Kiên Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc thì nhiều nguồn lợi hải sản ven bờ gần như không còn. Các tỉnh thành này cũng đã bắt đầu nhận thức được điều này nên đã có một số biện pháp hạn chế khai thác như không cấp phép cho những tàu có công suất nhỏ để khai thác ven bờ, quy định khai thác theo mùa,… Mặt khác do hạn chế về nguồn vốn đầu tư nên nhiều tỉnh thành có khuyến khích đánh bắt xa bờ nhưng ngư dân lại không có tàu thuyền lớn để có thể đánh bắt xa bờ vì vậy việc khai thác ven bờ vẫn là chủ yếu. Bên cạnh đó, một nghịch lý nữa là nhiều địa phương ven biển đã khuyến khích đầu tư phát triển tàu đánh bắt xa bờ nhưng hoạt động lại không hiệu quả và đi đến phá sản không trả được nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do để đánh bắt xa bờ thì phải có ngư trường, phải biết được luồng cá ở đâu và theo mùa nào để đánh bắt. Đây chính khó khăn lớn nhất đối với các chủ tàu mới đầu tư cho đánh bắt xa bờ vì ngư trường và luồng cá vẫn còn là bí quyết riêng của các thuyền trưởng và các ngư dân, không dễ gì để họ tiết lộ điều này.
- Nguồn lợi hải sản xa bờ lại chưa được đánh giá và dự báo chính xác.
- Vấn đề bảo tồn để khai thác hải sản một cách bền vững còn nhiều bất cập như còn sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng chất nổ hay sung điện, đánh bắt trong mùa sinh sản,…
- Hoạt động quản lý, kiểm soát chưa được chú trọng, chưa đồng bộ và thiếu quyết liệt của các cấp ngành, chính quyền địa phương.
- Dịch vụ hậu cần, dịch vụ thu mua và chế biến hải sản còn tự phát, mô hình nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ và chưa đáp ứng được sản xuất trên biển. - Hỗ trợ khai thác còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề về công tác an toàn
cho người và tàu cá còn thiếu và yếu; hệ thống thông tin giám sát trên biển chưa được đầu tư kiện toàn; công tác dự báo ngư trường, phòng chống bão và tìm kiếm cứu nạn chưa được quan tâm đúng mức.