Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 84)

Malaysia đã đạt được khá nhiều thành quả trong quản lý kinh tế biển, nhất là trong quản lý hệ thống cảng biển, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng hải. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, đã tạo được cơ chế thuận lợi cho hệ thống cảng biển phát triển nhanh, hiện đại và đồng bộ

Malaysia có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm về hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển cùng với vận tải bằng tàu biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại của Malaysia và giữ vai trò quyết định trong sự thịnh vượng của Malaysia. Malaysia đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển hiện đại và tương đối đồng bộ từ trung ương tới địa phương. Khi nhắc tới hệ thống cảng biển của Malaysia thì không thể không nhắc tới hệ thống cảng nằm dọc theo eo biển Malacca, đặc biệt là ba cảng lớn là cảng Penang, cảng Klang và cảng Tanjung Pelepas lần lượt nằm ở các vị trí Bắc, Trung, Nam của Malaysia. Bên cạnh các cảng chính, cảng liên bang còn có hệ thống các cảng phụ, các cầu

tàu được xây dựng và quy hoạch một cách đồng bộ. Kèm theo hệ thống các cảng biển là hệ thống các trang thiết bị quản lý, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để giúp cảng hoạt động liên tục.

Cùng với phát triển kinh tế biển là hệ thống giao thông kết nối các cảng (Port Link) của Malaysia, gồm cảng hàng không, ga đường sắt, đường bộ,… đã tạo cho Malaysia một hệ thống giao thông biển tương đối hoàn thiện

Thứ hai, vận tải bằng tàu biển đứng thứ hai Đông Nam Á

Về vận tải biển, Malaysia đã xây dựng cho mình một đội tàu hùng hậu. Đội tàu của Malaysia chỉ đứng thứ hai Đông Nam Á, sau Singapore. Thực tế cho thấy hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia chỉ tăng mạnh nhất vào những năm 1990.

Về thương mại hàng hải, Malaysia đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Do đặc thù là nước có phần lớn vùng đồng bằng, các thành phố và các trung tâm kinh tế của Malaysia nằm ở ven biển (chủ yếu ở ven bờ eo Malacca) nên việc vận chuyển bằng tàu biển sẽ giúp cho các hoạt động thương mại giảm chi phí rất nhiều so với vận chuyển bằng các phương tiện khác. Tận dụng tối đa lợi thế này, Malaysia đã đẩy mạnh phát triển hệ thống vận tải biển.

Thứ ba, đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải

Eo biển Malacca vẫn là điểm nóng nhất trên thế giới về nạn cướp biển. Đây là những vùng biển mà bọn tội phạm buôn lậu ma tuý, kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đã tận dụng sơ hở của các cơ quan bảo vệ pháp luật để đẩy mạnh các hoạt động phạm pháp.

Tới năm 2005 Malaysia đã cho thành lập đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm biển (Unit Selam Tempur - UST) trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (RMP) để đối phó với các vụ hải tặc ở không chỉ tại eo biển Malacca mà cả bên trong lãnh hải của Malaysia tại các bang Kampung Aceh, Sitiawan, Perak, Sabah và Sarawak. Từ đó tới nay, chính phủ Malaysia đã kiểm soát đước vấn đề an ninh ở vùng biển này. Bên cạnh UST đảm bảo vấn đề an ninh hàng hải thì Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia - MMEA (The Malaysian Maritime Enforcement Agency) cũng đã thực hiện tốt vai trò là người chỉ đường trên biển

nằm đảm bảo an toàn cho vận chuyển trong vùng lãnh hải của Malaysia. Không những thế, MMEA còn thực hiện tốt vai trò là người duy trì luật pháp biển và thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Nguyên nhân thành công

Có nhiều nguyên nhân thành công nhưng trong đó chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia là nhân tố quan trọng nhất. Chiến lược phát triển kinh tế biển đã làm cho Malaysia trở thành quốc gia biển trong khu vực. Các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia tập trung vào các chính sách hỗ trợ ngành kinh tế biển, xây dựng cơ quan quản lý kinh tế biển, các chính sách an ninh biển, các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách thuế và hỗ trợ, các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng (cảng biển),…

Chính phủ Malaysia đã có những chính sách đặc biệt trong phát triển kinh tế hàng hải. Chính phủ Malaysia đã có chính sách phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng như cảng biển, tàu biển, tới phát triển thương mại hàng hải, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về hàng hải, đảm bảo an toàn và an ninh biển. Những chính sách này của chính phủ đã góp phần đưa ngành hàng hải Malaysia đứng thứ 2 Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)