Quản lý khai thác khoáng sản biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 118)

Khu vực Biển Đông (cả đáy biển và ven bờ biển) được coi là khu vực có tiềm năng lớn về nhiều loại khoáng sản quý hiếm như đồng, chì, kẽm, mangan, vàng, dầu, khí, than đá, băng cháy,… Việt Nam hiện cũng đã, đang và sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu, thăm dò, khai thác. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả

kinh tế cao cho Việt Nam. Nguồn khoáng sản này cũng là nguồn xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

a) Khai thác dầu, khí

Những thành tựu đạt được

Việc khai thác dầu thô của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Từ năm 2000 tới nay, hàng năm Việt Nam khai thác khoảng 15 tới 17 triệu tấn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác lại chủ yếu do các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài khai thác. Việt Nam chỉ bắt đầu khai thác dầu thô từ năm 2008 nhưng khai thác rất ít, khoảng trên 100 nghìn tấn mỗi năm.

Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí Việt Nam hầu như được thực hiện bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh PetroVietnam). Đây là tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam.

Nhờ có sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ mà khai thác dầu khí của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005 Việt Nam đã chính thức khởi công xây dụng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án làNhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất

của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810ha, trong đó 345ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. Nhà máy có khu vực sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được nghiệm thu và bắt đầu hoạt động ngày 29-5-2008. Tới 22/2/2009 nhà máy mới cho ra lò mẻ sản phẩm thương mại đầu tiên. Tới 8/2009, nhà máy mới đạt 100% công suất.

Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2012

Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đã giảm khá mạnh. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trên tổng kim ngạch xuất khẩu từ chiếm trên 20% xuống còn khoảng 10%.

Bên cạnh việc khai thác dầu thô thì khai thác khí cũng đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam. Sản lượng khí khai thác tăng đều qua các năm. Năm 2005, Việt Nam khai thác được 6.440 triệu m3 khí thì tới năm 2010 đã tăng lên là 9.240 triệu m3 khí (tăng thêm 43%). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2005-2010 tăng là 6% mỗi năm28.

Bảng 3.1: Sản lượng khai thác khí tự nhiên ở dạng khí của Việt Nam

Năm Khai thác khí Khối lượng (Triệu m3) Tốc độ tăng (%) 2005 6.440 3% 2006 7.000 9% 2007 7.080 1% 2008 7.499 6% 2009 8.010 7% 2010 9.240 15%

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Các vấn đề còn tồn tại

Tuy đạt được nhiều thành tựu trong khai thác dầu khí nhưng Việt Nam vẫn còn vướng phải các vấn đề về tranh chấp chủ quyển trên biển Đông, nơi được đánh giá là có trữ lượng dấu khí lớn. Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không chỉ ảnh hưởng lớn tới hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới tình hình chính trị và an ninh khu vực.

Về chế biến dầu khí của Việt Nam cũng còn bất cập. Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ hóa dầu. Nhà máy lọc dầu đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam, nhà máy Dung Quất, được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005. 29-5-2008 nghiệm thu và bắt đầu hoạt động, tới 8/2009 mới đạt 100% công suất. Nhưng cho tới nay (2012) thì nhà máy đã bị hỏng hóc nhiều lần phải dừng sản xuất để sửa chữa, thậm trí phải dừng hoạt động toàn bộ nhà máy. Tới nay, do đã hết thời hạn bảo hành nên chi phí thuê nước ngoài sửa chữa nhà máy của Việt Nam là rất lớn.

b) Khai thác than (ven biển)

Những thành tựu đạt được

Hoạt động khai thác than ven biển Việt Nam được thực hiện chủ yếu thống qua Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Đây là Tập đoàn 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Vinacomin được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, là một trong ba Tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Biển Đông có một trữ lượng than lớn, được phân bổ ở các tỉnh như Quảng Ninh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cà Mau,…với trữ lượng hàng chục tỷ tấn. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác chủ yếu ở khu Quảng Ninh. Mặt khác hoạt động khai thác mới chỉ chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh còn do Việt Nam chưa đủ nguồn lực cũng như trình độ khoa học để tiến hành khai thác ở các khu vực khác. Ngoài ra nhiều khu vực có trữ lượng than lớn nhưng nếu tiến hành khai thác sẽ dẫn tới phá hủy môi trường.

Trữ lượng than thăm dò của Bể than Quảng Ninh tính được đến độ sâu - 300m là 3,6 tỉ tấn. Trữ lượng cộng với tài nguyên than của Bể than Quảng Ninh dự báo có trên 10 tỷ tấn (tới mức -1.000m)29.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.4: Sản lượng khai thác than sạch của Việt Nam

Tốc độ khai thác than của Việt Nam đặc biệt tăng mạnh từ năm 2000 tới 2005. Từ sau năm 2005 trở lại đây, tốc độ khai thác trung bình khoảng 40 triệu tấn mỗi năm và chủ yếu do các công ty của Nhà nước đứng ra khai thác. Khoảng hơn một nửa lượng than khai thác được xuất khẩu ra nước ngoài. Xuất khẩu than cũng là nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.5: Tổng giá trị than đá xuất khẩu của Việt Nam

Những vấn đề còn tồn tại

Việc quản lý hoạt động khai thác than của Việt Nam còn nhiều bất cập. Hoạt động khai thác than mang tính tự phát của tư nhân diễn ra khá phổ biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29KS. Vũ Văn Đông, KS. Bùi Minh chí, KS. Đào Như Chức (2009),Bể than Quảng Ninh - Tổng hợp và suy nghĩ, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, 24/02/2009, vinamin.vn.

hiện nay đã gây thất thoát một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Từ hoạt động khai thác than bất hợp pháp còn dẫn tới nhiều hậu quả xấu là phá hủy môi trường sinh thái, mất an toàn lao động,…

Than Quảng Ninh là loại khoáng sản lộ thiên, ở ven biển. Do đó, việc khai thác than trở ra biển để bán cho phía nước ngoài là khá dễ ràng nên thường dẫn tới tính trạng xuất khẩu lậu than.

Bên cạnh những vấn đề trên thì vấn đề về thiếu vốn và khoa học công nghệ để khai thác các mỏ than khác của Việt Nam cũng là một trong những vấn đề đặt ra hiện nay cho Việt Nam.

c) Làm muối

Những thành tựu đạt được

Việt Nam là quốc gia nhiệt đới có đường bờ biển dài (3.260 km), nước biển có độ mặn cao, số giờ nắng cao, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc làm muối. Làm muối là ngành trực tiếp chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đây là ngành luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, ngành muối Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thách thức do đây là ngành đòi hỏi lao động nặng nhọc, giá trị gia tăng thấp.

Chính phủ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa nhiều giải pháp để phát triển ngành muối nhưng tới nay vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Từ năm 1997, Chính phủ đã có Quyết định số 980/1997/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch sản xuất - lưu thông muối đến năm 2000 - 2010. Tới 5/2/2007, Chính phủ lại có Quyết định số 161/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 (25).

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành muối

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối tổ chức, chỉ đạo phát triển sản xuất muối; xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất muối theo quy hoạch.

- Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm quy hoạch và chỉ đạo triển khai xây dựng các nhà máy hóa chất có sử dụng nguyên liệu là muối và các phụ phẩm từ sản xuất muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối

tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và đáp ửng nhu cầu sản phẩm cho tiêu dùng.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất muối; thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối có hiệu quả; có chỉnh sách khuyến khích hỗ trợ thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành muối và hỗ trợ diêm dân chuyển đổi nghề ở những nơi sản xuất muối không hiệu quả;

Việt Nam hiện nay có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích hơn 12 nghìn ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1 triệu tấn muối mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 90 nghìn lao động.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.6: Sản lượng sản xuất muối của Việt Nam

Hoạt động đầu tư về vốn, công nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp dành để đầu tư một số dự án về muối, ngành muối đang tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong ngành muối; xây dựng chính sách đầu tư cho vùng muối để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối của nhân dân, ngành Công nghiệp và các ngành khác30.

Những vấn đề còn tồn tại

Hiện nay, ngành muối của Việt Nam chưa hội tụ đủ các yếu tố để phát triển ổn định và bền vững. Diện tích quy hoạch các vùng sản xuất muối luôn bị thay đổi. Nhiều địa phương vùng biển lại không mặn mà với nghề muối do thu nhập thấp từ nghề này thấp lại phải lao động vất vả. Nguồn thu cho ngân sách lại không nhiều nên lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đầy đủ đến việc chỉ đạo và tạo nguồn vốn đầu tư phát triển ngành này cũng như hỗ trợ cho diêm dân.

Phần lớn diện tích, sản lượng, lao động trong ngành muối của Việt Nam đang duy trì phương pháp sản xuất muối truyền thống với phương tiện lạc hậu, thao tác thủ công, quy mô nhỏ, phân tán, cho nên năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” là nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để lo cho sản phẩm muối còn mang tính hình thức (như công bố giá sàn vào đầu vụ, mô hình hợp tác xã kiểu mới,…).

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 118)