Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 67)

Từ thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc có thể thấy Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển đã đóng một phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế biển đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Trung Quốc dần dần trở thành một quốc gia mạnh về biển. Có thể kể đến một số thành công nổi bật trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, quản lý kinh tế biển góp phần quan trọng trong phát triển các khu kinh tế ven biển

Mô hình quản lý các khu kinh tế ven biển khá đặc sắc với các đặc điểm như: Thể chế kinh tế tốt, thể chế hành chính hợp lý, ngân sách độc lập, chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.

Chính mô hình đặc sắc này đã tạo nên thành công của các khu KT ven biển ở Trung Quốc.

Đặc biệt là bốn đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam, đã đạt được những thành tựu lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Trung Quốc.

Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong việc biến các làng chài hoặc thị trấn hẻo lánh, nhỏ bé thành những thành phố hiện đại, kinh tế phát triển, đời sống sung túc. Các đặc khu kinh tế đã thực sự trở thành đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, trở thành cực tăng trưởng của đất nước, “cửa sổ” để mở cửa với bên ngoài, “phòng thí nghiệm” của cải cách thể chế .

Thứ hai, quản lý kinh tế biển góp phần đưa kinh tế hàng hải phát triển vượt bậc

Hệ thống cảng biển Trung Quốcđược quản lý theo mô hình chính quyền cảng. Chính nhờ có mô hình quản lý hàng hải này, Sau 30 năm cải cách và phát triển, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển lớn vào bậc nhất trên thế giới. Có thể kể đến các cảng lớn của Trung Quốc như cảng Shanghai (Thượng Hải) đứng đầu thế giới, sau đó là cảng Hồng Kông đứng thứ ba thế giới, cảng Shenzhen (Thâm Quyến) đứng thứ tư thế giới,…

Không chỉ đạt được những thành quả to lớn trong phát triển hệ thống cảng biển, Trung Quốc còn mở rộng được các tuyến đường hàng hải của mình tỏa đi khắp nơi trên thế giới, đi theo cả bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Trong nhiều năm gần đây Trung Quốc (không kể Hông Kông) luôn được xếp là quốc gia đứng đầu thế giới về vận tải bằng công ten nơ13. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về vận tải bằng công ten nơ năm 2006 với khối lượng vận chuyển là 84.811 nghìn TEU, năm 2010 là 125.103 nghìn TEU (tăng 148% so với năm 2006), bỏ

13 Containersation International Yearbook 2012, International Association of Ports and Harbors, iaphworldports.org/Statistics.aspx

xa các cường quốc về vận tải biển khác như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nếu chỉ tính trong thời gian 2006-2010 thì chỉ riêng Hồng Kông cũng đã luôn đứng vị trí thứ tư thế giới về vận tải hàng hóa bằng đường biển.

Bảng 2.1: Các cảng của Trung Quốc nằm trong danh sách 50 cảng đứng đầu thế giới năm 2011 theo trọng lượng hàng hóa qua cảng

Thứ

tự Tên cảng, tên nước

Xếp hạng Trên thế giới Lượng hàng qua cảng 2011 (Triệu TEUs) 1 Shanghai, China 1 31,74

2 Hong Kong, China 3 24,38

3 Shenzhen, China 4 22,57

4 Ningbo-Zhoushan, China 6 14,72

5 Guangzhou Harbor, China 7 14,26

6 Qingdao, China 8 13,02

7 Tianjin, China 11 11,59

8 Kaohsiung, Taiwan, China 12 9,64

9 Xiamen, China 19 6,47 10 Dalian, China 20 6,40 11 Lianyungung, China 26 4,85 12 Suzhou, China 28 4,69 13 Yingkou, China 33 4,03 14 Foshan, China 45 2,92

Nguồn: The Journal of Commerce, August 20-27, 2012(worldshipping.org)

Nguyên nhân thành công

Sở dĩ Trung Quốc đạt được nhiều thành quả trong quản lý kinh tế biển là do một số nguyên nhân sau:

(1) Trung Quốc đã không ngừng hoàn thiện các chính sách và thể chế pháp lý về quản lý biển, tạo môi trường thuận lợi cho cho kinh tế biển phát triển. Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về biển như: “Quy hoạch phát triển biển quốc gia”, “Đề cương quy hoạch phát triển biển toàn quốc”, “Luật Nghề cá nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Quy tắc quản lý tàu thuyền nước ngoài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Điều lệ hợp tác, khai thác dầu mỏ biển với bên ngoài của nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa”,… Đây là những chính sách và thể chế pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Trung Quốc. (2) Trung Quốc đã củng cố hệ thống cơ quan quản lý biển, tăng cường xây

dựng cơ cấu quản lý hành chính biển, tạo điều kiện để kinh tế biển được phát triển mạnh. Từ năm 1949, Trung Quốc đã cho thành lập Tiểu ban Lãnh đạo nghiên cứu Phát triển, bảo vệ tài nguyên biển thuộc Cục Hải dương quốc gia và Nhóm chuyên gia nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển toàn quốc (đều thuộc Quốc vụ viện). Đồng thời, tại các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước cũng thành lập các cơ quan quản lý biển. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý phân quyền giữa nhà nước trung ương và địa phương trong quản lý kinh tế biển được xác lập để tạo điều kiện phát triển kinh tế biển một cách đồng bộ.

Từ những năm 1990, các Bộ, ngành của Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm chuẩn hóa công tác quản lý và sử dụng vùng biển. Luật quản lý và sử dụng vùng biển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quy định việc quản lý chủ quyền vùng biển, phân vùng chức năng biển, sử dụng cơ chế bồi hoàn các vùng biển,…

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)