Bên cạnh các công pháp quốc tế thì luật pháp về biển của các quốc gia ven biển cũng có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế biển. Luật biển là văn bản pháp luật cao nhất của mỗi quốc gia ven biển để điều chỉnh các hoạt động kinh tế diễn ra trên vùng biển của quốc gia đó, dưới luật là các quy định và các văn bản pháp quy khác. Tuy nhiên, khi ban hành luật biển của mỗi quốc gia cũng cần phải chú ý tới các công pháp quốc tế như các hiệp ước hay hiệp định giữa các quốc gia ven biển liền kề (như Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc), Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),…
Ở Việt Nam, ngoài các công pháp quốc tế thì Luật biển Việt Nam, do
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ngày 21/6/2012, có hiệu lực từ 1/1/2013 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ chủ quyển biển đảo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển của Việt Nam.
Về cơ bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển. Luật biển Việt Nam nêu rõ các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam là: (1) Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo. Luật biển Việt Nam còn đưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển là: (1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và
kinh tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
Bên cạnh đó còn có nhiều các đạo luật các pháp lệnh hay các quy định khác để điều chỉnh các hoạt động liên quan tới phát triển kinh tế biển như:
- Luật thủy sản, Luật số: 17/2003/QH11, ban hành ngày 26/11/2003.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật số 40/2005/QH11, ban hành ngày
14/6/2005.
- Luật Dầu khí, ngày 6/7/1993. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Dầu khí, Luật số: 10/2008/QH12.
- Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày
28/3/1998. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành
ngày 5/5/2008.
- Luật Bảo vệ Môi trường, được thông qua ngày 27/12/1993.
- Luật Bảo vệ Môi trường, số 52/2005/QH11, được thông qua ngày
29/11/2005.
- Luật Hải quan, Luật số 29/2001/QH10, được thông qua ngày 29/6/2011.
Luật Hải quan, Luật số 29/2001/QH10, được thông qua ngày 29/6/2011.
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan, số 42/2005/QH11,
được thông qua ngày 14/6/2005.
- Luật Biên giới Quốc gia, số 06/2003/QH11, được thông qua ngày
Chương 2
QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI: TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ SINGAPORE
Chương này sẽ trình bày các vấn đề liên quan tới quản lý kinh tế biển của thế giới, trường hợp Trung Quốc, Malaysia và Singapore với nội dung chủ yếu là:
- Nghiên cứu về quản lý kinh tế biển ở cấc nước nói trên với trọng tâm là nghiên cứu chiên lược, chính sách quản lý kinh tế biển, các cơ quan tham gia quản lý kinh tế biển.
- Đối tượng nghiên cứu chính là quản lý Kinh tế hàng hải (cảng biển và vận tải biển); quản lý Khai thác khoáng sản (chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt); quản lý Khai thác hải sản; quản lý Du lịch biển đảo; quản lý Phát triển các khu kinh tế ven biển.
- Đánh giá những thành công, nguyên nhân cũng như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore để từ đó tìm ra được những vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển nói chung.
2.1. Quản lý kinh tế biển của Trung Quốc