Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Singapore

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 89)

Singapore là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7 km2, dân số 4,6 triệu người. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Ngày nay, Singapore đã lớn mạnh trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Singapore là cảng sầm uất nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường vận chuyển gửi tàu chở dầu, tàu container và tàu chở khách, với khoảng 130.000 tàu ra vào mỗi năm. Singapore là một trong những trung tâm chế biến dầu khí, phân phối và lọc dầu chính trên thế giới, là một nhà cung cấp chính các linh kiện điện tử và là nhà tiên phong trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu.

Là một quốc đảo nằm trên tuyến đường biển huyết mạch của thế giới, Chính phủ Singapore đã xác định phát triển kinh tế biển là một ngành mũi nhọn, trọng tâm trong nền kinh tế. Quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Singapore là phát triển không mang tính dàn trải mà chỉ trọng tâm vào những ngành vốn là lợi thế lớn nhất của mình, như du lịch, chế biến dầu khí, cảng biển và vận tải biển.

Để thực hiện chiến lược quản lý kinh tế biển của mình, chính phủ Singapore đã đưa hệ thống thể chế pháp luật khá đồng bộ và bài bản để quản lý và phát triển kinh tế biến, cụ thể như:

- Nhằm điều chỉnh các hoạt động về cảng biển và các hoạt động liên quan tới biển, Chính phủ Singapore đã ban hành “Luật về Biển và Cảng biển”. - Để điều chỉnh hoạt động của các tàu buôn, sự an toàn của đội thủy thủ,

trách nhiệm của các chủ tàu, sự an toàn của tàu và các vấn đề liên quan tới vật chất khác chính phủ Singapore đã ban hành “Luật về Thương thuyền”. - Không những thế, chính phủ Singapore còn ban hành “Luật về Tàu buôn (Trách nhiệm dân sự và bồi thường về ô nhiễm dầu)”, quy định bắt buộc

về bảo hiểm đối với các chủ tàu chở dầu khi dầu bị tràn gây nguy hại và bồi thường cho các thiệt hại do tràn dầu gây ra.

- Bên cạnh đó, “Luật chống ô nhiễm biển”, được đưa ra nhằm mục đích chống, giảm thiểu và kiểm soát sự ô nhiễm biển từ tàu thuyền để bảo vệ môi trường biển.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 89)