Kinh nghiệm quản lý khai thác dầu khí và khoáng sản

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 151)

Trong khu vực thì Trung Quốc cũng là nước phát triển mạnh công nghệ khai thác khoáng sản biển, đặc biệt là dầu mỏ, khi đốt. Việc khai thác tài nguyên ở các vùng ven biển của Trung Quốc phát triển mạnh dẫn tới cạn kiệt. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu, khí đốt ở các vùng biển sâu và biển xa, thậm trí thăm dò khai thác cả ở Bắc cực. Singapore ngoài khai thác dầu khí còn khai thác nhiều khoáng sản khác như nước biển, muối, cát,… Để tiến hành khai thác hiệu quả khoáng sản biển, nhất là dầu mỏ, khí đốt, các nước Trung Quốc, Singapore đã có những bước phát triển mạnh về công nghệ.

Kinh nghiệm rút ra là: Việt nam cần đẩy mạnh phát triển công nghệ khai thác để có thể tiến hành khai thác nhiều các tài nguyên khoáng sản biển.

Ngoài việc khai thác, Việt Nam cũng nên chú trọng vào phát triển công nghệ chế biến để tạo ra các sản phẩm tinh chế chứ không chỉ là các sản phẩm thô. Trong nhiều năm, Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới nhưng lại phải nhập khẩu các sản phẩm từ dầu thô (như xăng, dầu diasel, dầu mazút, dầu hỏa và nhiên liệu máy bay).

35TEU là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ hóa tương đương với một công ten nơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). 2 TEU = FEU hay forty-foot equivalent unit.

Việc khai thác khoáng sản thường đẫn đến ô nhiễm môi trường và phá hủy môi trường sinh thái. Do đó, việc kết hợp giữa khai thác khoáng sản với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái là hết sức cần thiết.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khai thác dầu khí đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong kinh tế biển. Singapore là một trong những tập trung hàng đầu về chế biến dầu khí của thế giới. Đây là nước sản xuất 1/3 giàn khoan đế bằng, trong nước có nhiều nhà máy lọc dầu. Việt nam có tiềm năng lớn về dầu khí, Việt nam cần học tập kinh nghiệm của Singapore trong việc chế biến dầu khí, cần học tập Trung Quốc trong việc khai thác dầu khí. Ngành dầu khí cần phát triển một cách đồng bộ, mang tính đa ngành, liên ngành và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cần phát triển ngành dầu khí một cách đồng bộ hoàn chỉnh từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, dự trữ, phân phối,… Tích cực tìm kiếm, thăm dò, đánh giá và xác định trữ lượng một cách chính xác. Việt Nam cần ưu tiên thăm dò khai thác ở những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp với các nước. Để làm tốt được điều này, Việt Nam cần chú trọng phát triển công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí, đây là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng khai thác.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ dầu khí, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, từng bước hình thành và phát triển thị trường dầu khí...

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 151)