Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thường dẫn tới hậu quả xấu là ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, biến đối khí hậu và nước biển dâng có tác động mạnh đến môi trường biển, cả vùng ven bờ và vùng nước biển. Điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với quản lý để phát triển bền vững kinh tế biển.
Môi trường biển thể hiện ở: Chất lượng nước mặn ven biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; hệ sinh thái rong tảo biển; hệ sinh thái san hô; các loài thủy sinh,… Chính vì vậy, chính phủ cần lồng ghép đầy đủ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, chính sách quản lý để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Với cách tiếp cận này thì biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là cần phải: Điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng và lợi thế của biển; Quan trắc khí tượng thủy văn, môi trường và dự báo thiên tai trên biển; Nghiên cứu biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, đề xuất các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo các tác động lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với tác động của biển đổi khí hậu lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ; Bảo tồn đa dạng sinh học biển; Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển trên quan điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; Phát triển các ngành
kinh tế biển nhìn bền vững về môi trường; Dự báo phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm biển từ đất liền (các nguồn thải từ đất liền), các nguồn ô nhiễm trên biển, ứng phó và xử lý ô nhiễm xuyên biên giới; Công tác thu thập, quản lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển; Quản lý tổng hợp và thống nhất các hoạt động trên biển và vùng ven bờ; Quy hoạch không gian và phân vùng phát triển; Phối kết hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường với vấn đề an ninh, bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo.
1.3.6.. Chủ nghĩa cực đoan
Chủ nghĩa cựu đoan là một trong những quan điểm và cách tiếp cận đối với quản lý và phát triển kinh tế biển hiện nay. Chủ nghĩa cực đoan được tiếp cận như sau:
Thứ nhất,chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Với tư tưởng này thì mọi hoạt động quản lý và phát triển kinh tế biển sẽ chủ yếu đứng trên giác độ dân tộc, chống ngoại xâm và thậm chí bài ngoại. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường dẫn tới xung đột gia tăng thậm trí chiến tranh. Đây là chủ nghĩa mà trong lịch sử đã từng được nhiều cá nhân hay dân tộc tôn sùng và hậu quả là thường giải quyết ván đề bằng chiến tranh, như Adolf Hitler tàn sát người Do thái, cuộc chiến giữa Pakistan và Israel ở dải Gaza cũng như nội chiến ở Afganistan. Đây không phải là xu thế phát triển chung của thế giới vì nó thường đẩy quốc gia, dân tộc vào thế bị cô lập, lạc lõng với thế giới.
Thứ hai là cực đoan chính trị tư tưởng. Điều này có nghĩa là nền chính trị quốc gia sẽ ngả hẳn về một phía nào đó trong quan hệ quốc tế để tận dụng sự ủng hộ từ bên ngoài vào phát triển kinh tế. Tư tưởng này cũng có một số ưu điểm nhất định, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc ngả hẳn theo Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để thực hiện phát triển kinh tế của mình cũng đã
vươn lên đạt được nhiều thành quả trong kinh tế. Tuy nhiên khuynh hướng này cũng có nhiều rủi ro do chịu sự chi phối và phụ thuộc nhiều vào quốc gia khác, dễ mất độc lập tự chủ và có thể trở thành “con bài” cho các nước lớn đàm phán và ra điều kiện. Một thực tế cũng chỉ ra rằng, nghiêng hẳn về một phía cũng chưa chắc đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên chịu sự chi phối lớn từ Trung Quốc nhưng kinh tế lại hầu như không phát triển. Trước đây, Mỹ cũng đã từng bỏ mặc đồng minh là Chính phủ miền Nam Việt Nam.
Thứ ba là cực đoan trong quan niệm về chủ quyển. Tư tưởng này cho
rằng, chủ quyền là khái niệm mang tính pháp lý, nó quan trọng hơn quyền thực tế, nó là thực lực trong các mối quan hệ quốc tế. Với tư tưởng này thì chủ quyền là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không chia sẻ. Tuy nhiên, nếu cực đoan về chủ quyền sẽ khó có thể hội nhập quốc tế. Do đó, không nên quá cực đoan trong quan niệm về chủ quyền. Nhà nước có thể coi chủ quyền là bất khả sâm phạm nhưng có thể góp chung có thể ủy thác tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm trí có thể đánh đổi thì mới có thể hội nhập với bên ngoài để phát triển.
Thứ tư là cực đoan trong tiếp cận “một nhân tố”. Tư tưởng này cho
rằng chỉ cần có sức mạnh là có thể có công lý. Do đó, để phát triển cần tìm ra được một nhân tố có sức mạnh lớn để thúc đẩy và chi phối cho sự phát triển. Đây là tư tưởng dễ khiến người ta trông chờ vào một sức mạnh từ bên ngoài, một cường quốc nào đó, để tạo ra sự ổn định và thúc đẩy phát triển.
Thứ năm là cực đoan đối ngoại. Đây là tư tưởng coi trọng việc đối
ngoại với bên ngoài mà không gắn với các quan hệ xã hội bên trong, đặc biệt là các cải cách phát triển kinh tế trong nước. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thuyết phục sự ủng hộ từ bên ngoài. Tuy nhiên điều này chưa chắc giúp đất nước phát huy được nội lực bên trong và nâng cao vị thế đất nước.