Một số kinh nghiệm trong quản lý kinh tế biển của Malaysia

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 87)

Thứ nhất, phát huy vai trò của chính phủ trong việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là tạo môi trường về luật pháp, thể chế, chính sách. Vai trò của chính phủ đối với phát triển kinh tế biển phải được trọng tâm vào những điểm chính sau:

(1) Các chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,… (2) Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển.

Xây dựng cơ cấu thành phần trong phát triển kinh tế biển hợp lý. Chủ động thành lập các công ty, các tập đoàn nhà nước để khai thác và phát triển kinh tế biển, đặc biệt là các tập đoàn khai thác khoáng sản (dần khí), vận tải biển và đóng tàu biển, sau đó dần dần mới tiến hành tư nhân hóa các công ty, các tập đoàn này.

(3) Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,… (4) Xây dựng chính sách khai thác biển hợp lý.

(5) Xây dựng chính sách an ninh biển hiệu quả.

Thứ hai, để trở thành một quốc gia biển thì quốc gia đó phải có chính sách an ninh biển tốt. Tức là: kiểm soát được mặt biển và các trục hàng hải chính trên các đại dương để bảo vệ và phát triển quyền lợi kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia biển của mình, đồng thời đảm bảo an ninh thế giới trên biển vì lợi ích của mình. Bờ Tây Malaysia là eo biển Malacca là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, nơi mà phần lớn các tàu biển đi từ Tây sang Đông hoặc từ Đông sang Tây hay từ Đông tới Châu Phi và Châu Âu đều phải qua eo biển này. Đặc biệt là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản đều phải phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường hàng hải này. Malacca còn chiếm vị trí quan trọng trong việc ổn định an ninh năng lượng của thế giới khi mà mỗi ngày có hơn 10 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển này, chỉ sau có eo biển Hormuz. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Malaysia trong phát triển kinh tế hàng hải, xây dựng cảng biển, đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ biển,… để trở thành trung tâm chu chuyển hàng hóa của toàn khu vực nói chung và của toàn thế giới nói riêng. Chính phủ Malaysia cũng có những chín sách thích hợp để khuyến khích phát triển nên ngành kinh tế hàng hải đã trở thành một ngành thế mạnh của Malaysia.

Thứ ba, Chính sách kinh tế biển của Malaysia làm cho Malaysia phần nào phụ thộc nhiều hơn vào biển. Kinh nghiệm rút ra là: phát triển kinh tế mạnh mẽ

nhưng làm sao phải để cho đất nước không bị phụ thuộc vào kinh tế biển.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 87)