Phát triển nguồn nhân lực, an toàn và an ninh hàng hải, hợp tác

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 82)

tế về hàng hải của Malaysia

Phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế hàng hải, Chính phủ Malaysia cũng khuyến khích trong nước cung cấp các hoạt động đào tạo cho nhân viên hàng hải. Các bộ môn giảng dạy Công nghệ Hàng hải và Khoa học biển đã được thiết lập tại các trường đại học công cộng. Chính phủ cũng cho vay hỗ trợ cho nhiều chương trình đào tạo địa phương và quốc tế, hội thảo và hội nghị được tổ chức trong nước.

Tích cực khuyến khích đi biển như là một nghề cho thanh niên Malaysia thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tài chính và hỗ trợ thể chế để giảm sự phụ thuộc của Malaysia vào thuyền viên nước ngoài. Chính phủ thiết lập một Trung tâm Đào tạo Hàng hải năm 1977, mà sau này được nâng cấp thành một học viện vào năm 1981, được gọi là Học viện Biển Akademi Laut Malaysia (ALAM). ALAM là một học viện hàng đầu của Malaysia cung cấp một cách toàn diện về giáo dục và đào tạo thông qua các khóa học chuyên môn hàng hải chuyên nghiệp, cùng với các chương trình về an toàn phụ trợ và quản lý hàng hải.

Hiện nay, Học viện ALAM đã được tư nhân hóa và chịu sự quản lý của công ty dầu mỏ quốc gia Petronas. Từ khi thành lập đến nay, ALAM đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên, trong đó nhiều sinh viên đã trở thành thủy thủ tài ba, kỹ sư hàng hải, khảo sát biển và các doanh nhân hàng hải.

Học viện Kelautan Malaysia (IKMAL) cũng được thành lập để tăng cường sự phát triển của ngành hàng hải và khuyến khích những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực hàng hải tiếp tục học tập cao hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp hàng hải.

An toàn hàng hải

Chính phủ Malaysia cũng thấy rõ được các giá trị và tầm quan trọng của an toàn hàng. Điều này được thực hiện thông qua các dịch vụ được cung cấp bởi

Cục Hàng hải bao gồm chuyển hướng an toàn, đăng ký tàu, điều khiển công nghiệp hàng hải và thủy thủ, và thành lập Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia - MMEA (The Malaysian Maritime Enforcement Agency) nhằm cung cấp chuyển hướng an toàn cho vận chuyển trong vùng lãnh hải của Malaysia. MMEA là cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ chủ yếu là duy trì luật pháp biển và thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

An ninh hàng hải

Malaysia nằm ở trung tâm của tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế, trung tâm của các vùng biển trong khu vực, lòng chảo thềm lục địa, vùng đánh bắt cá và là trung tâm của không phận trong khu vực. Mặt khác, eo biển Malacca là một trong những điểm nóng nhất trên thế giới về cướp biển. Chính vì thế, vấn đề an ninh biển là một trong những vấn đề có yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế hàng hải của Malaysia. Nhận thức được điều này, năm 2005, đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm biển (Unit Selam Tempur - UST) trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (RMP) được thành lập để đối phó với các vụ hải tặc ở không chỉ tại eo biển Malacca mà cả bên trong lãnh hải của Malaysia tại các bang Kampung Aceh, Sitiawan, Perak, Sabah và Sarawak (đây là những vùng biển mà bọn tội phạm buôn lậu ma tuý, kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đã tận dụng sơ hở của các cơ quan bảo vệ pháp luật để đẩy mạnh các hoạt động phạm pháp).

Ngày 1/3/2006, Đơn vị Cảnh sát Đặc nhiệm biển của Malaysia (UST) chính thức được thành lập. UST có 6 nhiệm vụ chính là (1) Hoạt động do thám ven bờ; (2) Bảo vệ tàu thuyền và các dàn khai thác dầu khí trên biển khỏi các vụ tấn công của hải tặc và khủng bố; (3) Hoạt động chống khủng bố trên biển; (4) Hỗ trợ tác chiến cho lực lượng hải quân biên phòng và hải quan; (5) Phản ứng nhanh khi xảy ra sự cố trên vùng biển Malaysia; (6) Tham gia các hoạt động chống hải tặc quốc tế21.

Hợp tác quốc tế về hàng hải

Bên cạnh các sáng kiến ​ ​ ở cấp quốc gia, Malaysia cam kết xây dựng, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải biển và dịch vụ ở cấp độ khu vực

thông qua phương pháp tiếp cận phối hợp với các nước láng giềng. Chương trình nghị sự này được Malaysia theo đuổi tích cực nhất với vai trò là một thành viên của ASEAN. Malaysia cũng tham gia vào một số sáng kiến ​ ​ liên quan đến hàng hải như liên quan đến cảng và vận chuyển hàng hải, khởi xướng bởi Uỷ ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội cho khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

Malaysia có thể tự hào có một khu vực vận chuyển cạnh tranh quốc tế và có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh của mình trong vận chuyển vận tải hàng hải và các hoạt động hỗ trợ khác.

Malaysia đang tiến hành thoả thuận với các nước trong khu vực, như nước láng giềng Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc về ranh giới biển và việc cải tạo và cùng hợp tác giữ vùng biên giới biển. Đồng thời, cùng với Indonesia và Philippines, Malaysia tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh trên không và trên biển.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 82)