Quản lý khai thác dầu mỏ và khoáng sản của Singapore

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 95)

Khai thác khoáng sản biển của Singapore chủ yếu là hóa dầu và biến nước biển thành nước ngọt để dần thay thế nhập khẩu nước.

Singapore không có trữ lượng dầu mỏ nhưng nước này lại khuyến khích các công ty dầu tận dụng vị trí chiến lược của mình để sản xuất và xuất khẩu sang các nước khác. Singapore trở thành một trung tâm lọc dầu quan trọng và một trung tâm phân phối sản phẩm dầu tinh chế hàng đầu trong khu vực.

Singapore không sản xuất dầu trong nước nhưng các công ty của Singapore chủ yếu hoạt động thăm do và khai thác ở nước ngoài. Cả nước này có 7 nhà máy lọc dầu, mỗi năm lọc khoảng 50 triệu tấn dầu, đứng vào hàng thứ ba về trung tâm lọc dầu sau Mỹ và Hà Lan24. Ngoài sản xuất và chế biến dầu khí ở trong nước, Singapore còn mở rộng đầu tư, khai thác, chế biến ở các nước trong khu vực.

Không những mạnh về lọc dầu, Singapore còn là trung tâm chế tạo giàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí chiếm 1/3 trên thế giới.

Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2012

Hình 2.7: Xuất khẩu dầu thô của Singapore

Ngành dầu khí nói riêng và ngành năng lượng nói chung của Singapore chịu sự quản lý chủ yếu của:

- Bộ Môi trường và Tài nguyên nước (MEWR, http://app.mewr.gov.sg ) chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu và chính sách môi trường, bao gồm cả hiệu quả năng lượng.

- Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI, www.mti.gov.sg ) chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện các chính sách thị trường năng lượng, bao gồm cả cơ chế giá cả.

- Bộ Ngoại giao (MFA, www.mfa.gov.sg ) chịu trách nhiệm về an ninh năng lượng.

Chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) là một trong những trụ cột chính trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế của Singapore. Chính sách này cũng tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 95)