Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 38)

cạnh tranh quốc tế

Một trong các biển pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế biển là phát triển các trung tâm kinh tế ven biển bằng các chính sách quản lý đơn giản, thông thoáng, thuận lợi,…để thu hút vốn đầu và phát triển công nghệ. Các trung tâm này phát triển với vai trò làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở: Trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp ở cả cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia.

Nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế (i) có công nghệ biển phát triển; (ii) có doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên kết nội bộ ngành có sức mạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp lý với các trung tâm kinh tế biển mạnh; (iv) có thể chế quản lý kinh tế biển hiện đại.

Xét từ cạnh tranh quốc tế trong phát triển kinh tế biển cần nhấn mạnh vai trò của các trung tâm kinh tế biển. Đây là nơi tập trung các hoạt động kinh tế biển, với cơ sở hạ tầng và thể chế phát triển; có các doanh nghiệp biển đạt

hiệu quả cao nhờ các ưu thế của trung tâm về công nghệ, kinh tế quy mô, liên kết ngành, tiếp cận nguồn lực, thông tin,… Bên cạnh đó, các trung tâm phát triển kinh tế biển còn có tác động lan tỏa, sức hút và vai trò chi phối ra bên ngoài. Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực tới các vùng ngoại vi trên các khía cạnh phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tài chính, đầu tư, thị trường,…

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 38)