thành phần kinh tế có thể tham gia phát triển kinh tế biển hiệu quả. Việc thể chế hóa hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và có tính tương thích với hệ thống pháp luất quốc tế và thông lệ quốc tế về biển.
Năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển của Việt Nam. Về cơ bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển, các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam, các ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển,… Tuy nhiên Luật biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế là:
- Luật biển Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp chế tài, và cách thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Do đó, nếu không bổ sung các văn bẳn hướng dẫn cụ thể thì Luật biển Việt Nam chỉ mang tính hình thức.
- Luật biển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phạm vi ranh giới biển Việt Nam. Mặc dù trong Luật biển Việt Nam có nêu rõ thế nào là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,… nhưng lại không nói rõ nó nằm ở vị trí nào, tọa độ nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Luật biển Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi vùng biển của Việt Nam mà chưa bao trùm hết những vùng biển quốc tế.
…