Khái niệm kinh tế biển

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 25)

Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào biển để khai thác các tài nguyên biển: Trên mặt nước biển (dựa vào biển để di chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế, phát triển du lịch biển,…), tài nguyên trong lòng biển (đánh bắt, nuôi trồng hải sản, rong biển, tảo biển,…), tài nguyên dưới lòng đại dương (khai thác dầu khí, khai khoáng,…), phát triển kinh tế ven biển để phục vụ khai thác biển (chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hậu cần cho khai thác biển, phát triển các khu kinh tế biển,…). Tất cả các hoạt động kinh tế trên đều được coi là hoạt động kinh tế biển.

Bên cạnh những nội dung trên thì khái niệm kinh tế biển cũng có thể

được hiểu theo nhiều khía cạnh, có tài liệu cho rằng: “KINH TẾ BIỂN là hoạt

động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn thông”1.

Còn theo tài liệu nghiên cứu về kinh tế biển của Đà Nẵng thì cho rằng:

KINH TẾ BIỂN là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển

với các hoạt động kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, còn hầu hết các hoạt động tổ chức sản xuất, chế biển, hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây cho phép con người có thể khai thác, sử dụng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương”2.

1Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008, tr. 33.

2Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà nẵng, Đề tài Khoa học cấp Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tỉnh Đà Nẵng, năm 2002, tr. 3.

Theo PGS. TS. Bùi Tất Thắng trong bài viết về “Chiến lược kinh tế biển: Cách tiếp cận và những nội dung chính” thì cho rằng khái niệm kinh tế biển vẫn là khái niệm còn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, trong phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ước nội dung kinh tế biển lại không phải vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật. Về cơ bản, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể không tranh cãi nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn cãi nhiều hơn lại thuộc về lĩnh vực liên quan và không phải diễn ra trên biển. Do tính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quan mật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về kinh tế biển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển ở vùng duyên hải.

PGS. TS. Bùi Tất Thắng3 và PGS. TS. Chu Đức Dũng4 trong các công

trình nghiên cứu của mình đều có chung quan điểm về nội hàm kinh tế biển như sau:

- KINH TẾ BIỂN hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hàng hải(vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo.

- KINH TẾ BIỂN hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này lại nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (Hoạt động này cũng xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin

3Bùi Tất Thắng (2007), Chiến lược kinh tế biển: Cách tiếp cận và những nội dung chính, kỷ yếu Hội thảo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12/2007

4Chu Dức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà nước.

liên lạc (biển); (6) Nghiên cứu khoa học công - nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển.

Chẳng hạn như trong tài liệu Chiến lược khai thác biển của Trung

Quốc5 và một số tài liệu thống kê hàng năm của Trung Quốc đều chỉ ra rằng:

KINH TẾ BIỂN bao gồm: Hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi,

các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ biển,…”.

Khái niệm về kinh tế biển, cho tới nay, vẫn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, các khái niệm về kinh tế biển của trong nước và nước ngoài đưa ra nhìn chung vẫn coi kinh tế biển là các hoạt động có liên quan tới biển. Phát triển kinh tế biển được hiểu là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế tổng thể quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn “hướng ra biển” của quốc gia đó nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế biển lên tầm tương xứng với tiềm năng của biển.

Từ những phân tích trên, tôi cho rằng: KINH TẾ BIỂN là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển).

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 25)