Kinh nghiệm về khai thác hải sản

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 152)

Hải sản là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nếu nhà nước không quản lý chặt sẽ dẫn đến khai thác quá mức sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Điền hình như Trung Quốc trong một thời gian dài buông lỏng quản lý nên hiện nay đang bị cạn kiệt các nguồn tài nguyên hải sản ven bờ. Do đó, để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững ngành khai thác hải sản thì chỉ cho phép ở mức vừa phải, đặc biệt là đánh bắt ven bờ. Chính phủ Malaysia, Trung Quốc đã thực hiện biện pháp hạn chế đánh bắt ven bờ bằng cách: Không cấp giấy phép cho các tàu cá đánh bắt ven bờ, khuyến khích đánh bắt xa bờ bằng cách cho vay ưu đãi để đóng tàu có công suất lớn, khuyến khích

nuôi trồng hải sản hơn là đánh bắt hải sản.

Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hải sản như là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển nhằm nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là của các vùng ven biển. Tuy nhiên, phát triển hải sản phải theo hướng ứng dựng dần các công nghệ tiên tiến, hiện đại, quản lý tốt việc khai thác thuỷ sản thông qua các biện pháp như hạn chế đánh bắt xa bờ, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản hơn là đánh bắt thuỷ sản. Nghề nuôi trồng hải sản phải phát triển theo hướng bền vững. Nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất ổn định. Đặc biệt, nuôi trồng hải sản phải chú trọng tới các sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng xuất khẩu. Phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng hải sản theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến hải sản. Phương hướng chung là nâng tỷ lệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm chế biến. Từng bước nâng cấp, xây mới thêm các cơ sở chế biến với công suất lớn, tiên tiến và hiện đại. Đưa ngành kinh tế thuỷ hải sản từ một ngành còn mang nặng tính công nghiệp khai thác nguyên liệu và nông nghiệp sang một ngành công nghiệp chế biến có trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hóa ở trình độ cao.

Một phần của tài liệu Luận án Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam (Trang 152)