Phong cách lẩn tránh khi đàm phán

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH (Trang 45)

Phong cách lẩn tránh là không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ mong muốn và trì hoãn giải quyết vấn đề.

Bên tham gia đ{m ph|n né tr|nh vấn đề, không bộc lộ mục tiêu, ý định và không tỏ rõ th|i độ.

Sử dụng phong cách lẩn tránh khi gặp vấn đề không quan trọng, những vẫn đề thứ yếu nhưng lại khó bày tỏ. Hoặc khi gặp những vấn đề không liên quan đến lợi ích của mình. Khi đó dù đối t|c có đưa ra để đ{m ph|n cũng phải tìm cách lờ đi, không đề cập khi trình bày, đ|nh trống lảng.

Sử dụng phong cách lẩn tr|nh trong trường hợp nếu đồng ý giải quyết vấn đề đó sẽ gây hậu quả tiêu cực lớn hơn lợi ích của nó. Phong cách lẩn tr|nh cũng được đùng khi cần l{m cho đối t|c bình tĩnh lại và có thể xoay chuyển tình hình đ{m ph|n. Một sự lẩn tránh sẽ đặt đốì tác vào hoàn cảnh mới, thậm chí bất ngờ buộc đối tác phải thay đổi th|i độ đ{m phán.

Trong trường hợp chúng ta đang thiếu thông tin, thông tin chưa chắc chắn cần phải thu thập thêm các thông tin về vấn đề đ{m ph|n ta cũng sẽ sử dụng phong cách lẩn tránh, ở đ}y lẩn tránh chỉ là tình thế.

Cuối cùng, người khác có thể giải quyết vấn để tốt hơn l{ chúng ta thì cũng dùng phong cách lẩn tránh. Điều đó vừa đem lại hiệu quả trong đ{m ph|n vừa thể hiện trách nhiệm của mình.

3.3.2.2 Phong cách nhương bộ, thoả hiêp khỉ đàm phán

Phong c|ch nhượng bộ là có tính hợp t|c nhưng lại không dứt khoát, bỏ qua một số quyền lợi của phía mình để thoả m~n phía bên kia. Nhượng bộ thoả hiệp cũng rất cần thiết trong đ{m ph|n. Vấn đề l{ nhượng bộ, thoả hiệp có nguyên tắc.

Sử dụng thoả hiệp khi vấn đề tương đối quan trọng nhưng hậu quả của việc không thoả hiệp, nhượng bộ còn nguy hiểm hơn. Hậu quả không nhượng bộ có khi rất lớn, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến chúng ta thì phải nhượng bộ. Sự tính toán lợi hại trước khi nhượng bộ là rất quan trọng.

Trong trường hợp kh|c khi hai bên đều khăng khăng với mục tiêu của mình. Nếu không nhượng bộ cuộc đ{m ph|n sẽ bế tắc và thất bại là một sự nguy hại đối với chúng ta thì phải nhượng bộ. Nguyên tắc l{ nhượng bộ từ từ.

Người ta còn sử dụng phong cách thoả hiệp nhượng bộ khi cần được giải pháp tạm thời. Tính chất tạm thời bảo đảm cho ta một lợi ích trước mắt, cho ta thời gian chuẩn bị tốt hơn cho giải quyết vấn đề. Tạm thời nhất trí cũng l{ một phương c|ch để thăm dò nhau v{ việc thực hiện tạm thoả thuận chưa ảnh hưởng lớn tíìi toàn bộ tiến trình hoạt động.

Trong nhiều trường hợp thời gian để thực hiện quan trọng hơn bản thân vấn đề thoả thuận, khi đó ta có thể thoả hiệp, nhượng bộ để tập trung sức, tranh thủ thời gian giải quyết vấn đề. Đó l{ c|ch để tạo thế và lực mới trên b{n đ{m ph|n tiếp sau.

Nếu không còn cách nào tốt hơn l{ nhượng bộ, thoả hiệp thì ta phải sử dụng phong c|ch n{y. Đôi khi đ}y l{ giải pháp cuối cùng.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH (Trang 45)