Vay mượn và giao thoa văn hóa

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH (Trang 25)

e. Nhóm yếu tố ngôn ngữ

2.2.1 Vay mượn và giao thoa văn hóa

Vay mượn văn hóa l{ hiện tượng một cá nhân hay một cộng đồng chủ ý bắt chước các đặc điểm của một nền văn hóa kh|c vì nhận thấy những đặc điểm đó có thể giải quyết tốt các vấn đề của chính mình. Giao thoa văn hóa có thể được coi là quá trình các giá trị văn hóa thuộc các nền văn hóa kh|c nhau cọ sát với nhau thông qua các hoạt động của con người và cộng đồng. Giao thoa văn hóa có thể diễn ra dưới dạng có ý thức và không có ý thức là quá trình tự phát, nảy sinh như l{ một kết quả không dự đo|n trước trong qu| trình tương t|c giữa c|c đặc điểm của những nền văn hóa kh|c nhau.

Ngày nay không thể tìm được một nền văn hóa n{o m{ không có c|c đặc điểm vay mượn từ những nền văn hóa kh|c. H{n Quốc và Nhật Bản vốn vẫn được coi là những quốc gia đ~ không đ|nh mất mà thậm chí còn giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc mình trong qu| trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử của quá trình phát triển của những quốc gia này. Khổng Giáo từ Trung Quốc đ~ ảnh hưởng rất quan trọng. Trải qua nhiều giai đoạn thời gian vối những biến động thăng trầm của lịch sử, nền tảng Khổng gi|o ban đầu được biến đổi kết hợp với những nét văn hóa kh|c trở thành bản sắc văn hóa d}n tộc của hai quốc gia này.

Một nhà kinh doanh với tư c|ch l{ th{nh viên của một cộng đồng n{o đó có nền văn hóa riêng biệt cùng vẫn có thể có những nét v{n hóa vay mượn từ những nền văn hóa kh|c. C|c nh{ kinh doanh phương Đông thường coi trọng các giá trị gia đình cao hơn những nhà kinh doanh phương T}y, nhưng điều đó không có nghĩa l{ tất cả các nhà kinh doanh ở châu Á đều như vậy. Một nhà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điện thoại di động Nokia, đi giầy hiệu Gucci, đeo kính Versase, dùng b{n cạo Gillette, uống c{ phê Nestle, đọc báo Financial Times v{ Washington Post, nhưng anh ta vẫn l{ người Việt Nam 100%. Như vậy, một nét văn hóa khi đ~ được cả cộng đồng chấp nhận thì bất luận nó khởi nguồn từ đ}u đều có thể được đưa v{o kho t{ng văn ho| của cộng đồng đó.

Khi tìm hiểu về những nền văn hóa kh|c nhau, có thể nhận thấy nhiều đặc điểm văn hóa gần như tương đồng nhưng lại khác nhau vể bản chất. Nhiều nước khác nhau có thể nói chung một thứ ngôn ngữ là tiếng Anh nhưng không có nghĩa l{ tiếng Anh được nói và hiểu như nhau ở tất cả mọi nơi v{ lại c{ng không có nghĩa l{ c|c doanh nghiệp ở các nước nói tiếng Anh như ngộn ngữ thứ nhất thì sẽ có cùng một phong c|ch đ{m ph|n trong kinh doanh. Có nhiều dân tộc ở châu Á sử dụng đũa trong c|c bữa ăn h{ng ng{y nhưng điều đó cũng không có nghĩa l{ vị trí của đôi đũa ở c|c nước sử dụng nó đểu được hiểu như nhau. Nếu ở Đ{i Loan chổng thẳng đôi đũa trên một c|i b|t không có ý nghĩa gì đặc biệt thì ở Nhật Bản đó lại là một hành vi hết sức nguy hại. Người Nhật chỉ chông đũa thẳng trên những cái

bát trong bữa ăn tối ở những nh{ có tang để d{nh riêng cho người đ~ chết như l{ một cử chỉ tưởng nhớ. Trong các bữa tiệc kinh doanh với người Nhật, chống đũa lên b|t l{ biểu hiện cho kém may mán và cản trở việc đặt quan hệ kinh doanh lâu dài.

Đối với c|c nh{ kinh doanh, tương đồng văn hoá ảo tưỏng là một nguy cơ có thể gặp phải trên b{n đ{m ph|n. Những quan sát về đặc điểm văn ho| của đối tác có thể giúp nhà kinh doanh dự đo|n phản ứng của đối tác với những thông tin đưa ra trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, nhũng đặc điểm quan s|t được về một nền văn hóa kh|c lại có thể có ý nghĩa ho{n to{n tr|i ngược với dự đo|n ban đầu.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO-GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)