33South Asian Europe and
3.1.1.3. Tâm lý, tính cách người lao động
Đặc điểm về tâm lý, tính cách của người lao động Việt Nam xuất phát từ nền văn hóa của dân tộc. Do vị trí địa lý, Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, là một loại hình văn hóa trọng tĩnh. Lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa của một nền văn minh nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người hướng tới người khác trong cộng đồng, nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau, làng nào biết làng ấy. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa; biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Tính cộng đồng và tính tự trị tồn tại song song như hai mặt cả một vấn đề và là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã. Tính cộng đồng thể hiện ở sự đồng nhất. Người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ nhau, có tính tập thể cao và luôn coi mọi người trong cộng đồng như anh em trong nhà. Tuy nhiên tính đồng nhất đã làm cho ý thức về con người cá nhân của người Việt Nam bị thủ tiêu, thường có tính dựa giẫm, ỷ lại vào tập thể, có tư tưởng cầu an, cả nể, cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình. Tính tự trị thể hiện ở sự khác biệt, chính sự khác biệt này tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng và nếp sống tự cấp cự túc của mỗi làng. Nhưng cũng chính sự khác biệt này mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu ích kỉ. Tính tự trị còn dẫn đến óc bè phái, địa phương cục bộ, óc gia trưởng…
Tính cộng đồng và tính tự trị cùng với lối tư duy biện chứng tạo nên lối ứng xử có tính chất nước đôi trong tính cách người Việt. Người Việt vừa có tinh thần đoàn kết tương trợ, vừa có óc tư hữu ích kỷ, thói cào bằng; vừa có tính tập thể lại vừa có óc bè phái địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng vừa có óc gia trưởng tôn ti; vừa có tinh thần tự lập vừa xem
61
nhẹ vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù lại vừa có tính dựa dẫm ỷ lại… Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của lao động xuất khẩu.
Theo GS. Phan Huy Lê, khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, người Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sông Cửu Long... và dọc theo duyên hải. Chính vì vậy, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: Kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc
trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam Lực lượng lao động cả nước năm 2001 là 39,489 triệu người; năm 2006 là 45,277 triệu người; đến năm 2007, lực lượng lao động cả nước là 46,7 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi lao động là 44,16 triệu người (chiếm 94,54%), lao động nhóm tuổi 15-34 là 21,27 triệu người (chiếm 45,54% trong tổng số lực lượng lao động), là lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm của hơn 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động mỗi năm. Nhìn chung trên thị trường lao động hiện nay, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2007 là 4,91%, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là 5,79%. Lực lượng lao động phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị (nông thôn chiếm 74,6%, thành thị là 25.4%); không đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng sông Hồng (22,3%), đồng bằng sông Cửu Long (21,5%), trong khi đó lực lượng lao động vùng Tây Bắc là 3,18%, Tây Nguyên là 5,59%.
Lao động Việt Nam có nguồn cung dồi dào, nhìn chung có trình độ tay nghề và sức khỏe ở mức trung bình, có tình yêu quê hương, gia đình, cần cù, chịu thương, chịu khó và sáng dạ trong lao động. Lao động Việt Nam có đầy đủ điều kiện để tham gia vào các quá trình lao động. Thị trường lao động Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung lao động và cầu lao động: Thứ nhất, đó là sự chênh lệch giữa số lượng những người có khả năng, nhu cầu làm việc và nhu cầu của xã hội về số người lao động, số việc làm. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và tương đối ổn định, có sự thay đổi cơ cấu theo hướng CNH, HĐH, tuy nhiên do hậu quả của một thời kỳ dài tăng dân số ở mức cao nên tốc độ tăng lao động hàng năm cao, tạo nên sự chênh lệch lớn giữa số lượng lao động cung ứng hàng năm với nhu cầu lao động của nền kinh tế. Thứ hai, đó là sự chênh lệch giữa cơ cấu, chất lượng của nguồn lao động xã hội và yêu cầu thực sự về cơ cấu, chất lượng lao động: chênh lệch giữa sức khỏe, thể chất của người lao động với yêu cầu sức khỏe, thể chất của thị trường; chênh lệch giữa cơ cấu, chất lượng đào tạo với nhu cầu thực tế của thị trường, sự chênh lệch giữa cung cầu lao động theo vùng và theo thời gian. Như vậy, giải quyết việc làm trước mắt và lâu dài cho người lao động Việt Nam trở thành vấn đề bức thiết của nền kinh tế.
Đảng và Nhà nước ta xác định XKLĐ nói chung, XKLĐ sang thị trường Trung Đông nói riêng là một hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Đây là một hoạt động góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH- HĐH đất nước, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa
62
nước ta với các nước khu vực Trung Đông. Vấn đề đặt ra là khu vực Trung Đông, đặc biệt là các nước GCC có nhu cầu lớn về lao động nhiều ngành nghề, lao động phổ thông, nhất là lĩnh vực xây dựng, cơ khí; chi phí XKLĐ tương đối thấp; thu nhập chung ở mức trung bình khá, phù hợp với nguồn cung lao động dồi dào và một bộ phận lao động chưa có nghề của lao động Việt Nam.