Vai trò quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 62 - 64)

33South Asian Europe and

3.1.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông

các nước GCC có nhu cầu lớn về lao động nhiều ngành nghề, lao động phổ thông, nhất là lĩnh vực xây dựng, cơ khí; chi phí XKLĐ tương đối thấp; thu nhập chung ở mức trung bình khá, phù hợp với nguồn cung lao động dồi dào và một bộ phận lao động chưa có nghề của lao động Việt Nam.

3.1.2. Kết quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

3.1.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông Đông

Từ năm 1975, Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác lao động với các nước XHCN và cung cấp chuyên gia cho một số nước Châu Phi theo hiệp định chính phủ. Ngay từ khi bước vào giai đoạn xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, gắn chương trình XKLĐ với chương trình lao động. Đại hội Đảng lần thứ V xác định: “Mở rộng đưa người lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước đề ra phương hướng cải tổ và đổi mới trên cơ sở xây dựng bộ máy tổ chức và quản lý đáp ứng yêu cầu XKLĐ. Đó là “Mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài kết hợp với đào tạo nghề cho thanh niên và nâng cao trình độ cho chuyên gia; bố trí cơ cấu ngành nghề thích hợp; chọn lựa người đúng tiêu chuẩn; quản lý chặt chẽ về tổ chức và tư tưởng. Cùng nước sở tại chăm sóc đời sống vật chất và văn hóa của những người đi lao động ở nước đó; tổ chức chu đáo việc gửi tiền và hàng hóa về gia đình. Sắp xếp việc làm cho những người đã làm việc, học nghề ở nước ngoài về”. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X đều đưa ra những định hướng đúng đắn và kịp thời cho vấn đề XKLĐ, đó là vấn đề mở rộng kinh tế đối ngoại , đẩy mạnh XKLĐ; đó là vấn đề mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và trên thị trường mới, cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý của nhà nước… Đại hội IX đã khẳng định, XKLĐ là một thành phần của thị trường lao động, chịu tác động của các yếu tố thị trường, chịu sự điều tiết và chi phối của các quy luật thị trường. Điểm mới trong chủ trương của Đảng ở Đại hội X là “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”. Như vậy, ở giai đoạn này bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến cả việc xây dựng cơ chế, chính sách XKLĐ có chất lượng đã qua đào tạo nghề, nhập khẩu lao động chất lượng cao trong những ngành, nghề và lĩnh vực mà lao động Việt Nam chưa có kinh nghiệm và chưa có điều kiện đảm nhiệm được.

XKLĐ sang khu vực Trung Đông được thực hiện dựa trên một chủ trương đúng đắn về XKLĐ của Đảng, một hệ thống pháp luật về XKLĐ ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ.

Tăng cường đàm phán, đi đến ký kết các hiệp định hoặc thỏa thuận về hợp tác lao động với những nước có tiềm năng để tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước này.

Nghiên cứu mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề, đào tạo và đưa lao động ta sang làm việc tại khu vực Trung Đông; củng cố mạng lưới các doanh nghiệp xuất khẩu

63

lao động, và hướng tới phát triển thị trường xuất khẩu lao động lâu dài, có hàm lượng chất xám và hiệu quả kinh tế cao tại khu vực.

Để tăng khả năng cạnh tranh của lao động ta tại khu vực Trung Đông, xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, dạy nghề, giáo dục định hướng cho lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường khu vực. Chú trọng khâu tuyển chọn lao động, bảo đảm lao động ta sang Trung Đông có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết và tôn trọng luật pháp nước sở tại và pháp luật của nước ta, kịp thời xử lý các vụ việc lao động ta vi phạm luật pháp nước sở tại và các vấn đề liên quan đến lao động ta.

Tăng cường công tác quản lý lao động của ta ở Trung Đông bằng các biện pháp thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả.

Nguồn: Thủ tướng chính phủ, Đề án Thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Trung Đông giai đoạn 2008-2015.

Từ năm 2006 Đảng ta đã xác định Trung Đông là một thị trường tiềm năng. Hiện nay chúng ta đã có quan hệ chính thức với tất cả các nước trong khu vực về hợp tác lao động, đã ký hợp tác lao động với Ôman, Hiệp định về hợp tác lao động Việt Nam- Cata, UAE.

Năm 2009, trong công tác chỉ đạo triển khai thị trường, ta đã tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thị trường, quy định các điều kiện tối thiểu về hợp đồng, về lộ trình mở rộng để thí điểm, rút kinh nghiệm. Kết quả là đã mở rộng được các thị trường ở khu vực Trung Đông như UAE, tránh được các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh làm giảm quyền lợi của người lao động và tránh được tình trạng đưa đi ồ ạt sang các thị trường mới khi chưa có biện pháp quản lý phù hợp.

Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu hoạt động XKLĐ. Với việc ra đời Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một loạt các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; đồng thời cũng tăng cường công tác quản lý XKLĐ và góp phần phát triển XKLĐ một cách bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015 với mục tiêu:

Với lợi thế nguồn nhân lực trẻ dồi dào, được đào tạo, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong hợp tác lao động. Các khu vực có thể tiếp nhận hàng trăm nghìn lao động Việt Nam. Để tận dụng các cơ hội này, trong thời gian tới, ta tập trung nối lại hợp tác lao động với các địa bàn cũ và mở ra thị trường lao động mới, đặc biệt là các nước vùng Vịnh; nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường Trung Đông. Phấn đấu đưa số lượng lao động của ta sang khu vực lên 50 000 người vào năm 2010 và 100 000 người vào năm 2015 [102]. Về công tác quản lý lao động ở nước ngoài, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến tình hình việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Bộ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp bảo vệ

64

quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp về các quy định pháp luật của nước nhận lao động đối với các trường hợp người lao động mất việc làm và hướng xử lý trong trường hợp người lao động gặp khó khăn trong việc làm và thu nhập…

Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường, trong đó tập trung thanh tra một số lĩnh vực như thu chi tài chính, đào tạo, phổ biến kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi. Qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh, ngăn ngừa những sai phạm của các doanh nghiệp, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về XKLĐ.

Về công tác đào tạo nghề cho người lao động: Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng lao động, tăng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài, Bộ đã đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng đấu thầu giai đoạn 2008 - 2010. Trong năm 2009, Bộ đã hỗ trợ kinh phí đào tạo cho 1.800 lao động trong các nghề hàn công nghệ cao (3G, 6G), các nghề trong ngành xây dựng (xây trát láng, gia công lắp đặt dàn giáo, cốt thép…), đốc công, điều dưỡng viên.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)