Dự báo xuất khẩu lao động Việt Nam sang Ôman

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 97 - 98)

84đến đi theo hợp

4.1.1.7. Dự báo xuất khẩu lao động Việt Nam sang Ôman

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước:

Đang bắt tay khai thác thị trường Oman. Hiện nay, khoảng 570.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Oman. Oman rất cần lao động nước ngoài, chủ yếu lao động dịch vụ. VN đã có quan hệ hợp tác lao động và thời gian qua đã có một số lao động được đưa sang làm việc, thu nhập tương đương ở các quốc gia cùng khu vực.

Nguồn: Theo Việt Báo. 16.7.2007

Vương quốc Ôman nằm ở Đông Nam bán đảo Arập, Tây Bắc giáp Nhà nước Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Tây giáp Arập Xê út, Tây Nam giáp Cộng hoà Yêmen, Nam giáp Ấn Độ Dương. Ôman có vị trí rất quan trọng, kiểm soát eo biển Hormuz. Diện tích Ôman là 212.460 km2; Dân số 3.4 triệu người vào 7/2009; Dân tộc: Người Arập chiếm 90% dân số, số còn lại là dân di cư từ Iran, Ấn độ và Pakistan đến, 70% lực lượng lao động ở Ôman là người nước ngoài; Thủ đô Ôman là Muscat, ngôn ngữ : Tiếng Arập, ngoài ra sử dụng tiếng Anh; Tôn giáo: Đạo hồi là Quốc đạo; Khí hậu sa mạc, nóng ẩm vùng ven biển, nóng khô trong đất liền.Ôman theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu Nhà nước là Quốc vương.

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Ôman là dầu lửa và hơi đốt. Trữ lượng dầu lửa là 5,7 tỷ thùng và hơi đốt là 846 tỷ m3. Công nghiệp dầu lửa chiếm khoảng 80% thu nhập quốc dân. Ngoài ra Ôman có Crôm, trữ lượng khoảng 2 tỷ tấn, sản xuất hàng năm 15.000 tấn; Nông nghiệp kém phát triển. Ôman xuất khẩu: Dầu lửa, 70% xuất sang các nước tư bản, trong đó 60% sang Nhật, tái xuất khẩu cá, kim loại, hàng dệt…; Nhập khẩu: máy móc, thiết bị giao thông, hàng công nghiệp, thực phẩm, gia súc, dầu nhớt…Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 3%, công nghiệp 55%, dịch vụ: 42%; GDP (2008): 67 tỷ USD (PPP) hoặc 56.32 tỷ USD (theo tỷ giá hối đoái); GDP đầu người: 20.200 USD vào năm 2008; Tỷ lệ tăng trưởng: 6.7% vào năm 2008. Đại sứ Việt Nam tại Cô oét kiêm nhiệm Ôman; Đại sứ Ôman tại Băng cốc kiêm nhiệm Việt Nam [32].

Đời sống và sức mua của người dân Ôman thuộc loại cao. Mạng Internet rất phổ biến trong các công ty và gia đình. Nếu so sánh với các nước khác trong vùng, có thể nói người

dân Ôman có đời sống văn hóa khá cao.

Tuy nhiên, với 82% diện tích đất nước là sa mạc, ngoài nguồn thu về dầu mỏ, Ôman chưa sản xuất được nhiều từ nông nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng. Tính cả nông-lâm- ngư nghiệp và săn bắn, cũng chỉ đóng góp được 3,2% vào GDP. Đây chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp có thể “xông” vào, bán các sản phẩm tiêu dùng, lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác như chúng ta đã bán khá tốt tại Côoét, Dubai, Sharjah (UAE). Về góc độ nhân công, Ôman cũng là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn để chúng ta

98

XKLĐ vào đây, vì vương quốc này rất thiếu lao động. Khoảng 75% dân số Ôman là tín đồ Hồi giáo, còn lại là những người theo đạo Hindu (Ấn Độ giáo) và một cộng đồng nhỏ bé theo đạo Cơ đốc. Đạo Hồi ở đất nước này cũng không quá khắt khe như một số nước khác, điển hình là trong dàn nhạc giao hưởng hoàng gia có không ít nhạc công nữ và những sinh hoạt văn hóa ở đây cũng đa dạng, phong phú. Một chi tiết thú vị cho người lao động - nếu sang XKLĐ ở đây thì vẫn có thịt heo để ăn khi tìm đến cộng đồng Cơ đốc giáo thì vẫn có thịt heo để mua, còn cộng đồng theo đạo Hindu thờ thần bò, nhưng ở khu Hồi giáo thì lại

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)