Thiết lập hệ thống dữ liệu của người lao động đi làm việc Trung Đông về nước để hỗ trợ, giới thiệu việc làm và tư vấn sử dụng có hiệu quả thu nhập từ xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 108 - 109)

hỗ trợ, giới thiệu việc làm và tư vấn sử dụng có hiệu quả thu nhập từ xuất khẩu lao động

Kết nối dữ liệu của người lao động về nước với các Trung tâm giới thiệu việc làm để giới thiệu việc làm phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề của người lao động. Tổ chức tư vấn cho người lao động và gia đình sử dụng hợp lý thu nhập trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp đối với người lao động về nước có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.

Cần thiết phải trực tiếp hướng sự chú ý đến việc tăng cường các chính sách để khuyến khích việc quay về của những người lao động có tay nghề cao, xác định các vấn đề của việc lao động trở lại và và việc phục hồi quyền lợi của lao động XKLĐ. Đây chính là cơ sở hình thành đội ngũ lao động có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lượng tiền gửi về, nguồn nhân lực trở về nước sẽ làm cho quá trình phát triển của quốc gia xuất khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn. Tôn trọng quyền XKLĐ và giữ gìn nhân phẩm của lao động xuất khẩu rất cần thiết cho việc bảo đảm và chia sẻ lợi ích từ vấn đề XKLĐ.

Đối với những lao động phải về nước trong vòng 3 tháng sau khi xuất cảnh do những nguyên nhân khách quan như doanh nghiệp tiếp nhận bị phá sản hoặc là người lao động không đảm bảo sức khỏe..., nhà nước cần chia sẻ một phần kinh phí đối với họ thông qua quỹ rủi ro. Đây chính là nguồn động viên lớn đối với người lao động khi họ XKLĐ không thành công vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau.

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng lao động xuất khẩu sang Trung Đông Trung Đông

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam mới đây, đoàn các doanh nhân Ảrâp Xêút đã làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước. Ông Saad Naha Al Badad- Chủ tịch UB tuyển dụng lao động quốc gia cho biết: 5 năm tiếp nhận LĐVN, UB tuyển dụng lao động Ảrập Xêút và Cục QLLĐNN hợp tác tôt, gần 20 000 người Việt Nam sống và làm việc tại Ảrập Xêút. Nhìn chung, LĐVN chiếm được lòng tin, cảm tình của chủ sử dụng LĐ và họ muốn nhận thêm nhiều LĐVN. Tuy nhiên, việc

109

cung ứng LĐ của các DN XKLĐ VN thời gian qua còn hạn chế, có DN chỉ cung ứng được 30% LĐ theo yêu cầu. Một số LĐVN còn vi phạm hợp đồng, mang rượu và nấu rượu bán hoặc uống, vi phạm nghiêm trọng phong tục và pháp luật đạo Hồi ở Ảrập Xêút.

Đáp lại những băn khoăn của phía bạn, Cục trưởng Cục QLLĐNN Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết: Giữa tháng 6 này, VN sẽ họp với các DN đưa LĐ đi làm việc ở Ảrập Xêút để bàn các giải pháp tạo nguồn, đào tạo LĐ đi làm việc ở Trung Đông, trong đó có Ảrập Xêút. Cục đang triển khai dự án xây dựng trung tâm đào tạo LĐ kỹ thuật để đưa đi làm việc ở Trung Đông tại tỉnh Thanh Hóa. Rất mong nhận được sự hỗ trợ hợp tác và đầu tư từ các nhà DN nước ngoài.

Nguồn: Báo Lao Động, thứ năm 3.6.2010, số 41/2010

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)