Những vấn đề liên quan đến người lao động

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 86 - 90)

84đến đi theo hợp

3.2.3. Những vấn đề liên quan đến người lao động

Trong Dự thảo chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020 của Cục QLLĐNN đã xác định: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe tốt, trí tuệ tốt, đạo đức tốt, kỹ năng làm việc toàn cầu, khả năng thích nghi tốt với mọi biến động của cuộc sống; xây dựng nhân lực Việt Nam có kỹ năng nghề nghiệp cao, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền hợp lý; xây dựng lực lượng nhân lực cốt yếu có tri thức và kỹ năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các chuyên gia hoạch định chính sách, tư vấn, quản lý, khoa học công nghệ… Như vậy, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực này liên quan trực tiếp đến chất lượng người lao động XKLĐ, tạo điều kiện và cơ hội tốt cho người lao động khẳng định được vị thế của mình trên thị trường lao động quốc tế [24, tr.5].

. Tính kỷ luật của người lao động: Lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa của một nền văn minh nông nghiệp. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên người lao động có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì nghề nông nên cùng một lúc, người lao động phải phụ thuộc vào mọi hiện tượng thiên nhiên. Đó là cơ sở

87

để hình thành lối tư duy tổng hợp và biện chứng về mặt nhận thức. Trong mối quan hệ với cộng đồng, người lao động nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Lối tư duy tổng hợp, biện chứng, luôn đắn đo, cân nhắc của người lao động nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Sống theo tình cảm, người lao động biết tôn trọng và cư xử bình đẳng và dân chủ với nhau. Lối sống này dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, tập thể của người lao động. Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt là thói quen tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, thiếu tôn trọng pháp luật… Yếu tố trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người lao động nông nghiệp kém hơn người lao động các nền văn hóa gốc du mục. Với sự ảnh hưởng nguồn gốc sâu sắc này, nếu người lao động không được giáo dục định hướng một cách đầy đủ trước khi tham gia vào một thị trường lao động khắt khe như Trung Đông thì người lao động sẽ vi phạm những quy định trong lao động cũng như của người dân ở khu vực này.

Ông Phan Văn Thắng-Tổng lãnh sự VN tại Dubai - U.A.E:

Sắp tới, Bộ LĐ-TB&XH nên thành lập Ban Quản lý LĐ VN tại Dubai. Tôi rất bất ngờ khi giải quyết các vụ việc của người LĐ. Có LĐ nhớ con, thấy trẻ con của gia đình đạo Hồi nên đã ôm hôn. Đứa trẻ khóc, bố mẹ chúng kiện, LĐ mình bị xử phạt.

Có LĐ đánh nhau, đưa vào bệnh viện, nghe cảnh sát, bác sĩ hỏi, không đáp nổi một câu tiếng Anh. Có một số LĐ nữ làm việc tại nhà máy thủy sản thường đi chơi với đàn ông, có hành động âu yếm nhau trên mức bình thường, chủ cho rằng có “dấu hiệu mại dâm”…

Nguồn: http://my.opera.com.

Thực tế, lao động Việt Nam luôn có tư tưởng ỷ lại, thiếu ý thức vươn lên. Trong môi trường làm việc ở nước ngoài, phần đông lao động của ta không tự làm chủ bản thân, mọi việc họ đều trông chờ người quản lý, phiên dịch giải quyết thay. Xuất phát từ việc trình độ ngoại ngữ hạn chế nữa nên lao động Việt Nam ở nước ngoài sống co cụm, ít giao tiếp và không tự bảo vệ được bản thân.

. Sự hiểu biết kiến thức pháp luật: Hiểu biết đầy đủ về pháp luật để sống đúng đắn, không vi phạm pháp luật, để bảo vệ chính mình. Về vấn đề này, các chiến dịch thông tin nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin bằng nhiều phương tiện sẽ giúp người lao động có nhận thức đầy đủ các kiến thức pháp luật. Từ đó người lao động sẽ tự tin, chủ động sống và làm việc theo đúng pháp luật.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ ra ngoài cư trú bất hợp pháp luôn cao hơn nhiều so với các nước XKLĐ trong khu vực. Năm 2003, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Nhật Bản lên tới 34,1% thì Trung Quốc chỉ bỏ trốn 1,02%, Indonesia 5,58%, Philippin 1,06%, Thái Lan 1,13%. Việc lao động bỏ trốn có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất ở đây là do lao động Việt Nam chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích của cộng đồng, thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật, không có ý thức tôn trọng pháp luật, không tuân thủ hợp đồng lao động. Nghị định 141/CP-CP của Chính phủ đã giúp tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn giảm, góp phần giữ vững thị trường hiện có và phát triển thị trường mới. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là sự phối hợp của các cơ quan trong việc triển khai XKLĐ chứ chỉ BLĐTB&XH giải quyết thì hiệu quả thấp.

88

. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ: Trong quá trình lao động ở nước ngoài, những người lao động thường không nói được ngôn ngữ của nước sở tại. Rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xấu đi mối quan hệ giữa lao động nhập cư và người sử dụng lao động. Người lao động không thể hiểu đúng được những điều mà nhà quản lý hoặc người giám sát hướng dẫn. Họ cũng không thể giải thích hay bảo vệ khi mà có chuyện xảy ra. Hơn nữa, họ có rất ít hoặc không có khả năng tiếp cận với việc bồi thường và mạng lưới hỗ trợ của xã hội. Đây là một thiệt thòi lớn mà người lao động phải gánh chịu. Bởi vậy, quá trình giáo dục định hướng cho người lao động trước khi tham gia XKLĐ là vô cùng quan trọng, trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản để sống, để lao động, để sinh hoạt và đối nhân xử thế hàng ngày ở khu vực Trung Đông.

. Trình độ của người lao động: Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét rằng: "Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều". Theo số liệu của Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020 thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm - xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Trong khi đó tiêu chuẩn đào tạo nghề trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam khác với tiêu chuẩn của các nước nhận lao động.

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước trong khu vực Trung Đông ngày càng tăng, sự thiếu hụt nguồn lao động phổ thông ở các nước Trung Đông tạm thời phù hợp với một bộ phận lao động chưa có nghề của Việt Nam.

Việt Nam có lực lượng lao động giá rẻ, là nơi dự trữ, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào. Một mặt chúng ta vẫn XKLĐ phổ thông, tạo công ăn việc làm cho người lao động, một mặt chúng ta cần đầu tư đào tạo nghề cho người lao động, hướng đến XKLĐ chất lượng cao. GS-TS Hồ Đức Hùng, tại cuộc tọa đàm Nguồn nhân lực chất xám Việt Nam trước thách thức WTO do VieclamBanh.com và Báo Dân trí Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đã phát biểu: “Đừng vội xem lao động giá rẻ là một lợi thế mà phải coi đây là nỗi lo lớn cho nền kinh tế”. Lao động giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, kéo theo mức trả lương cho người lao động thấp, đồng thời không đáp ứng được xu thế đổi mới, sử dụng công nghệ sản xuất, quản lý ngày càng cao của doang nghiệp. Khi sử dụng lao động giá rẻ, doanh nghiệp có thể tiết giảm được một phần trong quỹ tiền lương nhưng thực tế chi phí mà họ bỏ ra để đào tạo, đầu tư nhân viên mới sẽ cao hơn. Chi phí này của lao động Việt Nam cao hơn bình quân từ 15- 20 lần so với các nước. Nếu coi lao động giá rẻ (chất lượng thấp) như một lợi thế thì sai lầm bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động. Năng suất lao động của Nhật Bản cao hơn Việt Nam gấp 135 lần, năng suất lao động củaThái Lan cao hơn Việt Nam gấp 30 lần, năng suất lao động của Malaysia gấp 20 lần, năng suất lao động của Indonexia gấp 10 lần…

Như vậy, vấn đề chất lượng lao động xuất khẩu đóng vai trò cơ bản nhất, quan trọng nhất trong quá trình XKLĐ.

90

Chương 4

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)