33South Asian Europe and
2.2.3.2. Quy địn hở các nước cụ thể
Ở Ả-rập Saudi, Chủ tịch Hiệp Hội Quốc gia về Nhân Quyền (NSHR) tuyên bố công
khai và đã khuyến cáo hệ thống tài trợ hiện tại ở Saudi cần bãi bỏ và thay thế một ủy ban chính phủ để trông nom những công nhân nước ngoài. Năm 2003, Hội đồng Shoura (Hội đồng tư vấn) đã phê chuẩn sự thành lập ủy ban nhân quyền Ả rập và người giám sát nhân quyền độc lập thuộc Hiệp hội nhân quyền quốc gia. Ủy ban nhân quyền Ả rập có nhiệm vụ kiểm tra sự vi phạm nhân quyền phòng xa cho những công nhân nước ngoài (Pakkiasamy, 2004). Tháng 12 năm 2004, Bộ Lao Động thiết lập thêm bộ mới để bảo vệ những công nhân người nước ngoài vì sự lạm dụng của chủ sử dụng lao động. Bộ trưởng đã bắt 30 chủ sử dụng lao động vì hành vi ngược đãi nhân viên trong nước của họ. Bộ Lao Động cũng có chính sách ngăn cấm họ ngược đãi những công nhân nưóc ngoài (theo tin tức Ả rập tháng 2/2004).
Ảrập Saudi là nước Ảrập đầu tiên phát triển chính sách trong việc thống nhất dân nhập cư không phải là người Ả rập. Nước này có sự ưu tiên trước cho những người đủ điều kiện, nhất là những người có bằng cấp đại học y khoa, vi tính, có kiến thức máy tính và những môn
44
khoa học tự nhiên, kỹ thuật. Luật cũng tạo điều kiện thuận tiện cho vợ hoặc chồng nước ngoài dễ dàng nhập quốc tịch Ả rập.
Chương 3 trong luật lao động Arap Saudi đã quy định cho lao động nước ngoài như sau: Việc sử dụng lao động nước ngoài phải chịu sự quản lý của nhà nước (Bộ lao động). Lao động nước ngoài có quyền chọn bất cứ công việc gì theo mong muốn sau khi có được giấy phép của Bộ lao động
Điều kiện xin phép như sau:
Nhập cảnh hợp pháp và có khả năng lao động; Có bằng cấp chuyên môn mà đất nước đang cần và công dân sở tại không có hoặc có mà chưa đáp ứng đủ số lượng hoặc thuộc các lớp đào tạo nguồn cơ bản mà đất nước đang cần; Có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và chịu sự quản lý của họ; Sự đồng ý phải bằng văn bản; Việc gia hạn và đổi mới giấy phép khi công dân bản địa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và người được gia hạn đúng với công việc cũ; Bộ lao động qui định cụ thể về công việc được phép sử dụng lao động nước ngoài.
Hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài phải bằng văn bản và phải qui định thời gian cụ thể. Nếu trong hợp đồng không nêu thời gian thì thời hạn được tính bằng thời gian giấy phép lao động cho phép.
Người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động ngoài những công việc không được cho phép; Ngoại trừ theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được phép chuyển lao động cho người khác và người lao động cũng không buộc phải làm cho người khác, tương tự thì người sử dụng lao động này không được phép sử dụng lao động của người khác; Người lao động không được phép làm việc riêng có thu nhập và người sử dụng lao động có quyền không cho phép; Người sử dụng lao động chịu các khoản phí như đăng ký sử dụng lao động nước ngoài, thay đổi, gia hạn giấy phép, visa, vé trở về của người lao động khi hết thời gian hợp đồng. Người lao động phải chịu phí trở về nếu bỏ việc hoặc về vì nguyện vọng cá nhân.
Lương được trả theo hợp đồng, nếu lao động theo ngày thì ít nhất 1 tuần trả 1 lần, nếu làm theo tháng thì tháng 1 lần; Các khoản trừ nợ khác không quá 10% lương; Bảo hiểm trích từ lương và do nhà nước quy định.
Về giờ làm: Nếu công việc theo ngày thì không quá 8 giờ, theo tuần thì không quá 48 giờ. Tháng Ramadan và công việc thuộc đạo Hồi thì không quá 6 giờ và 36 giờ; Thời gian qui định trên có thể kéo dài lên 9 giờ hoặc giảm xuống 7 giờ tuỳ thuộc vào yêu cầu tính chất công việc đặc thù. Bộ lao động qui định loại cộng việc này.Tại những khu vực kinh doanh cần sử dụng lao động theo ca, với sự đồng ý của Bộ lao động có thể kéo dài thời gian hơn 8 giờ 1 ngày và hơn 48 giờ 1 tuần nhưng trung bình của ba tuần kế tiếp thì không được nhiều hơn 8 giờ 1 ngày và hơn 48 giờ 1 tuần. Không được làm liên tục 5 giờ mà không được nghỉ giải lao ít nhất 30 phút cho việc ăn cơm, nghỉ ngơi và cầu nguyện. Công nhân không được lưu lại nơi làm việc quá 11 giờ 1 ngày; Thời gian nghỉ không được tính vào thời gian làm việc và người lao động không phải chịu quản lý của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian này; Thứ 6 là ngày nghỉ trong tuần, và được hưởng đủ lương; Người sử dụng lao động có thể linh động hoán đổi theo yêu cầu công việc. Nếu không nghỉ, được tính làm ngoài giờ và lương được hưởng 150% lương cơ bản; Nghỉ phép hằng năm không ít hơn 21 ngày, nếu có 5 năm làm liên tục thì không ít hơn 30 ngày.
45
Ở Baranh, sau khi tuyên bố một cách quả quyết sẽ thiết lập một giới hạn thời gian
cho những công nhân nước ngoài, Bộ trưởng lao động Baranh Majeed al Alawi đề xướng một sự thay đổi, từ bỏ hệ thống tài trợ vào cuối năm như một phần của những biện pháp mở rộng tự do thị trường lao động của vương quốc. Bộ trưởng nói thêm rằng chính phủ Bahrain muốn đẩy mạnh "Sự chuyển động tự do của lao động, cũng như phá vỡ những sự lạm dụng nhân quyền và nạn buôn người". Năm 2003, Bahrain đưa ra Bảng báo cáo nhân quyền đầu tiên, về việc khai thác công nhân nước ngoài, công nhân trong nước. Cũng trong năm 2003, chính phủ tuyên bố một dự án quốc gia giúp đỡ những công nhân bị lạm dụng, đặc biệt những công nhân trong nước, bao gồm cung cấp đường dây nóng giúp đỡ và “những ngôi nhà an toàn” (Chammartin, 2004: 22). Ngày 5.5.2009, Ông Majeed al-Alawi, cho biết, theo các quy định mới, lao động nước ngoài sẽ do cơ quan điều tiết thị trường lao động trực tiếp bảo lãnh. Nhờ đó, họ có quyền chuyển công việc mà không cần chủ trước đồng ý. Những thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1.8.2009. Chính sách mới được coi là sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các lao động nước ngoài nói riêng và lao động Việt Nam nói chung. Hiện nay họ rất khó đổi sang làm việc ở chỗ khác do bị ràng buộc với chủ lao động địa phương. Quy định này cũng có thể là "lá cờ tiên phong" để các nước khác trong vùng Vịnh làm theo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhập cư.
Chương 2 trong Luật lao động của Baranh đã quy định cho lao động nước ngoài: Không ai được phép sử dụng lao động nước ngoài khi chưa có sự cho phép của Bộ lao động xã hội.
Người lao động không được phép tham gia bất cứ công việc gì khi chưa có thẻ cho phép của cơ quan chức năng với những điều kiện sau: Người sử dụng lao động có giấy phép sử dụng lao động theo qui định; Người lao động nhập cư hợp pháp; Người lao động có hộ chiếu hợp pháp (passport), có giấy phép cư trú, có danh tiếng và tư cách đạo đức tốt, có đủ thể lực phù hợp với công việc và không mang bệnh truyền nhiễm, các điều kiện trên do Bộ y tế phối hợp với Bộ lao động xã hội qui định.
Thẻ lao động được cấp 1 năm và có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá giấy phép cư trú; Bộ lao động xã hội có thể hủy bỏ thẻ lao động trong các trường hợp sau: Người lao động có lỗi trong việc cung cấp các điều kiện để được cấp thẻ như trên; Khi Bộ lao động xã hội thấy rằng không nên kéo dài, vì nếu vậy sẽ ảnh hưởng đến lao động trong nước trong khi lao động trong nước đủ điều kiện và khả năng đảm nhận công việc đó và việc hủy bỏ thẻ sẽ không gây định kiến và thiệt hại đến quyền lợi của lao động nước ngoài.
Người lao động mất việc (thất nghiệp) quá 1 tháng hoặc đảm nhận công việc của người sử dụng lao động khác không đúng giấy phép được cấp. Bộ lao động xã hội qui định trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép và thẻ lao động cũng như qui định phí cho các thủ tục trên. Thời gian làm việc không quá 8 giờ 1 ngày và 48 giờ 1 tuần; Tháng Maradhan thì không quá 6 giờ/ngày và 36 giờ /tuần; Không được làm liên tục 6 giờ mà không được nghỉ ngơi để giải lao và ăn uống ít nhất 30 phút và không được tính vào thời gian làm việc; Bộ lao động xã hội qui định một số công việc đặc thù có thể kéo dài thời gian làm việc liên tục nhưng người sử dụng lao động phải bố trí nghỉ tại chỗ và ăn nhẹ, tuy nhiên thời gian lưu lại chỗ làm việc không được quá 11 giờ/ngày.
Việc tăng ca cũng được phép nhưng phải tuân thủ qui định về thời gian. (không quá 6 giờ 1 tuần trừ các trường hợp Bộ LĐXH qui định khác)
46
Ngày thứ 6 là ngày nghỉ trong tuần. Bộ LĐXH có thể qui đinh cho phép người sử dụng lao động chuyển đổi ngày nghỉ cho người lao động sang những ngày khác theo yêu cầu công việc và đảm bảo làm 6 ngày 1 tuần. Nếu cả hai bên đều đồng ý thì có thể không nghỉ và thời gian làm được tính 150% lương cơ bản (tuy nhiên không được làm hai tuần liên tục).
Ở Cata, Hiệp định về hợp tác lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Cata đã được ký
kết vào ngày 11/01/2008. Luật Lao động Cata đã quy định các điều khoản dành cho lao động nước ngoài như sau:
Về tuyển dụng, việc tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ được thực hiện bằng hợp đồng giữa người môi giới và chủ sử dụng lao động, phù hợp với quy định của Bộ dịch vụ dân sự và nhà ở. Thời hạn của hợp đồng lao động không được nhiều hơn 5 năm. Sau thời gian này có thể được gia hạn tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.
Người lao động phải tuân thủ các quy định: Không được làm việc cho bên thứ 3 dù có hoặc không hưởng lương; Phải giữ gìn, bảo quản nguyên vật liệu, các phương tiện sản xuất và sản phẩm; Phải tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn, vệ sinh lao động do hãng quy định; Không được tiết lộ bí mật của chủ ngay cả khi đã hết hợp đồng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải cung cấp đủ dụng cụ cần thiết để người lao động thực hiện công việc. Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm những công việc khác với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ khi thấy cần thiết để ngăn chặn tai nạn hoặc trong trường hợp bất khả kháng với điều kiện là người lao động được trả lương cho công việc đó.
Về tiền lương, tiền lương được trả ít nhất mỗi tháng một lần, có thể chuyển trực tiếp, có thể chuyển qua tài khoản hoặc đến người được ủy quyền.
Về thời gian làm việc và nghỉ ngơi, số giờ làm việc thông thường 8 tiếng 1 ngày, 48 tiếng 1 tuần, trừ tháng Ramanda là 36 tiếng một tuần, 6 tiếng một ngày. Giờ làm việc không bao gồm khoảng thời gian nghỉ để cầu nguyện, nghỉ giải lao, ăn cơm. Tất cả thời gian nghỉ cộng lại không quá 3 tiếng, người lao động cũng không phải làm việc quá 5 tiếng liên tục. Người lao động có thể được yêu cầu làm thêm giờ so với những quy định trên với điều kiện số giờ làm việc thực tế không quá 10 giờ trên ngày, tiền làm thêm được trả không ít hơn 125% so với giờ làm việc bình thường. Người lao động làm việc từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau được hưởng không ít hơn 250% mức lương so với người làm việc bình thường (trừ làm việc theo ca). Người lao động được nghỉ vào ngày cuối tuần, không ít hơn 24 giờ liên tục (trừ làm việc theo ca). Nếu làm vào ngày nghỉ thì nghỉ bù vào ngày khác hoặc hưởng lương không ít hơn 250% lương so với giờ làm bình thường. Người lao động có quyền được hưởng lương vào các ngày nghỉ phép và lễ tết trong năm.
Ở UAE, từ 01/05/2009 Bộ Lao động khai trương dịch vụ “Tiền lương của tôi” (My
salary) nhằm đảm bảo người lao động được trả lương đúng hạn và đầy đủ. Nếu chủ sử dụng nợ lương quá 15 ngày hoặc không trả đủ lương thì người lao động có thể khiếu nại đến Bộ Lao động thông qua mạng internet hoặc gọi miễn phí đến đường dây nóng (từ 7h00 đến 23h00 hàng ngày trừ thứ sáu). Thanh tra của Bộ sẽ làm việc với công ty để giải quyết thoả đáng và tên của người khiếu nại sẽ không được tiết lộ với chủ sử dụng. Bộ Lao động cũng đang triển khai thí điểm việc trả lương qua tài khoản ngân hàng cho người lao động.
UAE đang quy định về giờ làm việc mùa hè, cấm các doanh nghiệp để lao động làm việc ở công trường xây dựng từ 12h30 đến 15h00. Bộ Lao động UEA đang dự thảo quy định
47
về chỗ ở của người lao động (Labour camp) theo tiêu chuẩn quốc tế, dự kiến sẽ từng bước áp dụng với tất cả các doanh nghiệp từ tháng 9/2009 và áp dụng đầy đủ vào năm 2014. Theo đó, các tiêu chí được quy định rất cụ thể, chi tiết về nhà ở (phải xây bằng xi măng và gạch, có hệ thống nước nóng lạnh, hệ thống phòng cháy và lối thoát hiểm); về phòng ở (một phòng không quá 10 người), có giường ngủ rộng tối thiểu 3m2, có điều hoà, bàn ghế và tủ quần áo; về khu vệ sinh không được đặt cách nơi ở và nhà bếp quá 30m, 8 người tối thiểu 2 nhà vệ sinh, một nơi tắm và nơi giặt giũ; nơi ở phải có trạm y tế, 35%-40% nơi ở phải dành cho khu vực giải trí, siêu thị v.v... Nhằm tạo thuận lợi cho lao động thất nghiệp tìm việc mới, UEA đang xem xét việc kéo dài thời gian cư trú sau khi lao động bị huỷ visa (thời hạn hiện hành là 01 tháng) và nghiên cứu bỏ quy định cấm người lao động trở lại UAE làm việc sau 6 tháng kể từ khi rời UAE do huỷ visa.
Luật lao động UAE bao hàm tất cả các khía cạnh của mối quan hệ giữa người lao động - chủ sử dụng lao động gồm: hợp đồng lao động, hồ sơ lao động, lương, số giờ làm việc, nghỉ phép, an toàn lao động, các biện pháp bảo vệ cho người lao động, chăm sóc xã hội và y tế, điều lệ, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt trợ cấp dịch vụ, bồi thường bệnh nghề nghiệp, kiểm tra giám sát lao động, phạt, bồi thường tai nạn lao động, tử vong.
UAE không cho phép thành lập công đoàn, tuy nhiên người lao động có quyền thành lập hội đồng có sự tham gia của chủ sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.
Số giờ làm việc theo quy định là 8 tiếng/ngày hoặc 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên trong các ngành thương mại, khách sạn, quán ăn tự phục vụ và bảo vệ số giờ làm việc có thể tăng lên 9 tiếng/ngày. Giờ làm việc ở UAE là từ 8h đến 14h đối với các cơ quan Chính phủ; từ 9h đến 13h và từ 16h đến 20 đối với các doanh nghiệp; riêng các Ngân hàng mở cửa từ 8h đến 13h. Các ngày nghỉ lễ: Ngày nghỉ cuối tuần ở UAE là ngày thứ năm và thứ sáu thay vì thứ bảy và Chủ nhật. Luật Lao động UAE quy định ngày thứ sáu là ngày nghỉ với tất cả lao động. Người lao động được trả lương đầy đủ trong những ngày lễ chính thức. Lương cơ bản được trả cho thời gian làm việc 10 giờ mỗi ngày (trong đó có 02 giờ làm thêm cố định), 4 ngày nghỉ/ tháng. Nếu người lao động được chủ sử dụng yêu cầu làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ thì