Nguyên nhân thuộc về thị trườngTrung Đông

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 81 - 82)

68đến đồng làm

3.1.4.4. Nguyên nhân thuộc về thị trườngTrung Đông

Trung Đông là điểm gặp nhau giữa châu Á và châu Phi, giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương. Trung Đông là cái nôi của đạo Hồi, đạo Cơ đốc chính thống và đạo Do thái. Do đặc điểm địa hình ở đây có cấu trúc đặc biệt, vì vậy hầu hết các nước Trung Đông đều khan hiếm nước; một số vùng đang có xu hướng mặn hóa và ô nhiễm, gây khó khăn cho việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Theo tính toán của ILO, vào cuối năm 2005, lực lượng lao động của 21 nước vùng MENA là khoảng 120 triệu người, chiếm 56% dân số đến độ tuổi lao động và 35% dân số vùng Trung Đông.

Các quốc gia trong khu vực Trung Đông đều thuộc vào một trong các mô hình thể chế nhà nước như Cộng hòa Hồi giáo, Quân chủ lập hiến, Quân chủ Hồi giáo. So với các khu vực khác, thể chế chính trị ở các nước Trung Đông kém hiệu quả hơn vì nguyên nhân tôn giáo, xung đột, chiến tranh, ảnh hưởng của nguồn lợi dầu mỏ đến lợi ích chính phủ và sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài…Hầu hết các quốc gia Trung Đông, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đều bị hạn chế vì thể chế chính trị, vì tham nhũng và vì sự chi tiêu quá mức vào quân sự, vào các dự án đầy tham vọng của chính phủ. Ngoài ra sự phát triển của nền kinh tế thị trường còn bị hạn chế bởi sự phụ thuộc quá đáng vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ ở các nước này.

Chất lượng thể chế ở các nước Trung Đông còn ở mức độ thấp. Nguyên nhân thứ nhất là do địa chính trị. Trong cả quá khứ và hiện tại, Trung Đông là cầu nối thông thương của thị trường châu Âu, châu Á và châu Phi, là mục tiêu nhòm ngó của các nước lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu. Do đặc điểm nhạy cảm về địa chính trị này mà Trung Đông luôn bị yếu tố bên ngoài kiểm soát, thậm chí kêu gọi Trung Đông thiết lập một chính phủ tốt hơn, tìm kiếm một quyền lực mạnh mẽ hơn và một sự liên minh thuận lợi hơn. Nguyên nhân thứ hai là do sự xung đột ở các nước khu vực này dưới nhiều hình thức khác nhau. Chiến tranh và xung đột ở đây có xu hướng tập trung quyền lực vào tay các cơ quan hành pháp, tăng cường ảnh hưởng của chính quyền mang tính chất đàn áp, hình thành nên các tổ chức mang tính chất cưỡng bức. Nguyên nhân thứ ba ảnh hưởng đến thể chế chính trị của các nước Trung Đông là nguồn lợi dầu khí của khu vực này. Chính những khoản thu khổng lồ từ dầu mỏ đã làm cho các chính phủ giảm bớt sự lo lắng về sự cần thiết của thuế, giảm bớt trách nhiệm của chính phủ về vấn đề này. Tôn giáo ở Trung Đông cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng thể chế chính trị ở khu vực này. Hệ thống pháp luật của các quốc gia Hồi giáo chủ yếu dựa vào kinh Coran với đức tin mù quáng để quản lý đất nước và cai trị dân chúng. Tại các quốc gia, nếu những yêu cầu của người Hồi giáo không được đáp ứng thì lập tức phong trào Hồi giáo ly khai sẽ nổi lên, gây khủng bố làm mất ổn định chính trị. Những vấn đề về vị trí địa lý, dân số, tài nguyên và chính trị, xã hội này ở khu vực Trung Đông đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung và XKLĐ nói riêng của khu vực này.

82

Trung Đông là một thị trường tương đối “khó tính” với những quy định của đạo Hồi hà khắc trong lao động, trong sinh hoạt. Một số quốc gia khu vực Trung Đông là nơi có khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài với số lượng lớn nhưng tính cạnh tranh cũng rất lớn bởi lao động nhiều nước muốn được làm việc ở đây. Tuy nhiên, mức lương trả cho LĐ nước ngoài, nhất là lao động phổ thông khá thấp, chỉ trên 200 USD/người/tháng, xấp xỉ bằng thu nhập ở Malaysia trong khi mặt bằng giá cả đắt đỏ hơn.

Cái khó nữa là hiện có khoảng 60% chủ doanh nghiệp U.A.E không muốn nhận LĐ bản địa, bởi phải trả lương rất cao. Bởi vậy, các chủ DN thường chủ trương nhận LĐ nước ngoài. Tại thị trường này, LĐVN phải cạnh tranh với LĐ của các nước như Ấn Độ, Philippines, Libăng, Pakistan…. Trình độ tiếng Anh cũng như kỷ luật, sức khỏe LĐ các nước này cũng nhỉnh hơn LĐ VN.

Nguồn: http://my.opera.com

Trung Đông là khu vực có khí hậu rất khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày thường trên 40OC, thậm chí trên 50OC. Trong khi đó, công việc chủ yếu dành cho lao động là ở các công trường xây dựng (tại Cata và UAE). Người lao động Việt Nam sẽ rất khó thích ứng với điều kiện khí hậu như vậy. Bên cạnh đó, một đặc điểm của khí hậu sa mạc là mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn, lên đến 9-10oc, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Do những khác biệt về văn hoá, tôn giáo và luật pháp, nên quan hệ lao động giữa chủ sử dụng với lao động Việt Nam thường rất phức tạp. Bên cạnh đó, thủ tục đi lại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông rất khó khăn nên những vụ việc phát sinh sẽ khó được doanh nghiệp XKLĐ cũng như cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ nắm bắt và giải quyết kịp thời; Công tác quản lý, hỗ trợ bảo vệ người lao động ở nước ngoài còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân khách quan của vấn đề này là do sự phân tán lao động xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài, do các quy định pháp luật của nước sở tại như quy định nhập cư, thời gian lưu trú…; nguyên nhân chủ quan là do công tác này chưa được các cơ quan chức năng và DNXKLĐ Việt Nam quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)