Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của Philippin

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 50)

33South Asian Europe and

2.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của Philippin

Philippin có 8,2 triệu lao động di cư (chưa kể 50 000 lao động trên biển) đang làm việc trong tất cả các lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp, dịch vụ, đánh bắt cá, lao động có tay nghề và lao động phổ thông làm việc cho khoảng 22 000 chủ sử dụng lao động ở 190 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, 3,8 triệu người di cư (46%) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 870 000 người di cư(10,6%) đi làm việc bất hợp pháp; 3,5 triệu người di cư (42,7%) cư trú dài hạn ở nước ngoài. Những quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận số lượng lớn lao động di cư có thời hạn của Philippin là UAE, Ảrập Xêút, Hông Kông, Nhật Bản, Đài Loan. Năm 2007, 1 073 402 lao động Philipin đi làm việc ở nước ngoài, Trung Đông tiếp nhận 68%, Châu Á tiếp nhận 21%, Châu Âu 4%, Châu Mỹ 5%, châu Phi 0,7% và 1,3% làm việc ở một số lãnh thổ và châu Đại Dương. Trong những năm gần đây, chính phủ Philipin coi lao động di cư là ngành kinh tế số 1 của đất nước, ưu tiên cho việc phát triển việc làm ngoài nước, việc bảo vệ người lao động di cư cũng được chú ý, quan tâm. Tính đến năm 2008, chính phủ đã cấp phép cho 1351 đại lý thực hiện việc tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, thành lập 27 văn phòng trợ giúp và bảo vệ người lao động trên thế giới [109]. Qua thời gian, công nhân hải ngoại đã trở thành trụ cột của nền kinh tế, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 3.100 người rời khỏi đất nước. Công nhân Philippin gửi về nước hơn 10,7 tỷ USD trong năm 2005, tương đương 12% tổng sản lượng quốc gia. Vị tổng thống đương thời, Gloria Macapagal Arroyo, gọi họ là “trụ cột của lực lượng lao động thế giới mới” và “nguồn xuất khẩu lớn nhất của chúng ta”. Trên khắp thế giới, những công nhân này đã tạo được tiếng vang về tính táo bạo và chăm chỉ.

Philippin là nước chuyên về XKLĐ ở châu Á theo sau Bangladesh và Indonesia. Sự di dân được công nhận là quan trọng đối với nền kinh tế, Chính phủ Philippin luôn luôn đón chào sự trở về của dân di cư vào dịp lễ giáng sinh ở Pams - Kong Handogsa Ofws (đón chào sự trở về nhà kể cả công nhân nước ngoài). Theo học thuyết, sự di cư lao động là một bệ phóng cho sự phát triển kinh tế của một đất nước có doanh thu thấp. Những người di cư đi nước ngoài vì ở Philippin không có đủ nghề nghiệp, họ phải rời khỏi nhà để nâng cao thu nhập của mình, để phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm. Trong số lao động Philipin ra nước ngoài làm việc có 85% là thanh niên bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Như vậy, chính phủ Philippin đã không phải tạo ra số lượng lớn chỗ làm việc cho số lao động này nhờ hoạt động xuất khẩu lao động.

51

Chính phủ quan tâm đúng mực đến vấn đề XKLĐ: Từ thập niên 1970, do giá dầu tăng

nhanh nên chính phủ Philippin đã bắt đầu nổ lực thúc đẩy làn sóng di cư lao động đến khu vực Trung Đông. Chính phủ và các ban ngành tư nhân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý lao động. Năm 1982, chính phủ thiết lập một Cơ quan việc làm của Philippin ở nước ngoài (POEA) bên cạnh cơ quan phát triển việc làm hải ngoại ở nước ngoài và cơ quan thủy thủ quốc gia thuộc Bộ lao động và việc làm. Nhiệm vụ của cơ quan chính phủ là “đảm bảo việc làm cho công nhân Philippin ở nước ngoài hiệu quả và đúng khuôn phép. Họ chịu trách nhiệm cho việc tiến hành các hợp đồng lao động cũng như cấp phép, điều hành và giám sát các cơ quan tuyển dụng tư nhân. Do nhu cầu cho lao động lớn, nên chính phủ đã cấp phép cho hơn 1000 công nhân Philippin thông qua các cơ quan tuyển dụng lao động cho các công ty ở Ảrập Xêút, Cô oét, và các nước khác.

Một cơ quan chính phủ quan trọng khác được thành lập là Cơ quan phúc lợi cho công nhân lao động nước ngoài (OWWA). Những người di cư chính thức, hợp lệ nhận được một số phúc lợi như: huấn luyện, đào tạo ở nước ngoài trước khi di cư; bảo hiểm đời sống, tiền trợ cấp và kế hoạch lương hưu; bảo hiểm y tế; trợ cấp học phí cho di dân hay gia đình họ. Giấy đăng ký cho những phúc lợi này được quản lý bởi OWWA. POEA và OWWA đều dưới quyền của Bộ lao động và việc làm.

Cơ quan riêng biệt, ủy ban ở nước ngoài của Philippin (CFO), thành lập năm 1980, cung cấp các chương trình, dịch vụ cho những người di cư lâu dài. ủy ban này được chuyển từ sở ngoại vụ đến cơ quan của tổng thống năm 2004. CFO hỗ trợ chính phủ và quốc hội Philippin trong việc lập các chính sách và biện pháp liên quan hay ảnh hưởng đến người dân Philippin ở hải ngoại. Hơn nữa, CFO còn duy trì hệ thống dữ liệu ngân hàng của người di cư Philippin nhằm cung cấp các dữ liệu và thông tin chính xác đến Ban lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của đất nước để họ đưa ra các chính sách hiệu quả hơn

Tối đa hóa lợi ích của lao động xuất khẩu: Chính phủ Philippin đã sớm nhận thấy còn

nhiều tiêu cực trong Luật lao động về việc đưa người lao động đi làm việc nước ngoài. Năm 1974, Bộ luật lao động Philippin đã đề cập đến vấn đề này, xác định rõ: Người lao động cần được bảo vệ dưới mọi hình thức, cả chính thức và phi chính thức. Chính phủ ghi nhận người lao động có quyền lựa chọn nước mà họ đến làm việc và bảo đảm quyền lựa chọn của người lao động. Nhà nước tối đa hóa lợi ích của người lao động, tạo các điều kiện và thủ tục một cách có thứ tự, có hệ thống đối với lao động có hợp đồng làm việc nước ngoài để bảo vệ người lao động trước, trong và cả sau quá trình làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối với khu vực tư nhân thì khó thực hiện hơn song người dân luôn tin tưởng rằng chính phủ luôn bảo vệ người lao động ở nước ngoài, luôn cố gắng giảm thiểu mọi chi phí cho người lao động, gia đình họ và cho đất nước.

Chính phủ tạo cơ chế thưởng phạt nghiêm minh: Đối với các doanh nghiệp vi phạm

các quy định của nhà nước, chính phủ xử phạt nghiêm. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt, chính phủ biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt, khi một công ty hoặc một quốc gia nào cần tìm hiểu về các doanh nghiệp hoạt động tốt thì chính phủ sẽ trình danh sách các doanh nghiệp có uy tín. Những doanh nghiệp này lại càng có điều kiện kinh doanh tốt hơn, được gia hạn giấy phép dễ dàng hơn. Ngoài ra, chính phủ còn giới thiệu các doanh nghiệp hoạt động tốt và có uy tín này trên các báo chính của chính phủ.

Chính phủ cung cấp các dịch vụ cho người lao động: Các cơ quan quản lý lao động

52

vậy hệ thống này còn để thông báo với chủ sử dụng lao động nước sở tại biết rằng người lao động đang làm việc tại đó, đã được đại sứ quán xác nhận, giảm thiểu được các rủi ro cho người lao động. Philippin còn xây dựng trụ sở dừng chân lại một lần. Tòa nhà này có đầy đủ đại diện của các cơ quan giúp người lao động làm các thủ tục nhanh, hợp lý như Bộ Ngoại giao, Cục XKLĐ... Những lao động xuất khẩu được ưu tiên một số loại thuế như miễn thuế sân bay, thuế du lịch... Philippin có mạng liên kết điện tử, kết nối với Hiệp hội người lao động Philippin, cung cấp thông tin đầy đủ, thường xuyên, hỗ trợ các ngân hàng và người lao động trong việc chuyển tiền về nước.

Những quy định của chính phủ về việc cấp giấy phép kinh doanh: Chính phủ Philippin

có chính sách rất nghiêm khắc để kiện toàn các doanh nghiệp. Chính phủ tăng mức vốn của một doanh nghiệp từ 1 triệu Pesos lên 2 triệu Pesos, quy định những doanh nghiệp mới thành lập, trong năm đầu phải đưa được từ 50 đến 100 lao động hoặc hơn. Nếu đưa được trên 100 lao động thì được cấp giấy phép kinh doanh lên đến 4 năm, nếu không sẽ không được cấp giấy phép. Ngoài ra, chính phủ quản lý khoản tiền ký quỹ khi thành lập của mỗi doanh nghiệp: 1triệu Pesos tiền mặt, 100 000 pesos trái phiếu và một số khoản khác trong ngân hàng thương mại. Chính phủ sẽ sử dụng khoản tiền này trả lại cho người lao động nếu doanh nghiệp không đảm bảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi nhưng không đảm bảo các điều kiện cần thiết cho họ, thu phí của người lao động cao, hoặc doanh nghiệp đã thu lợi quá mức làm cho người lao động không thể tiếp tục hợp đồng...

Chính phủ hạn chế dịch vụ phí chỉ còn bằng một tháng lương tối thiểu: Khoản đóng

nộp 5000 Pesos của người lao động là tương đối cao đối với nhiều nghành nghề. Bởi vậy, chính phủ quy định lại dịch vụ phí chỉ bằng mức lương tối thiểu. Khoản phí này sẽ được chi làm hộ chiếu, xác nhận giấy khai sinh, y tế, khai báo cơ quan an ninh, xác nhận của sứ quán ở nước sở tại, nơi người lao động đến làm việc. Phí doanh nghiệp phải chi trả bao gồm: Phí visa, vé máy bay, phí thực hiện định hướng, phí hướng dẫn người lao động trước khi đi, phí thành viên hiệp hội bảo vệ phúc lợi cho người lao động...

Chính phủ thành lập các hiệp hội và phương thức hoạt động: Chính phủ Philippin khuyến

khích khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân ở Philippin tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia. Những doanh nghiệp tư nhân này đã hỗ trợ chính phủ, cùng với chính phủ đào tạo người lao động, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và ổn định khi trở về nước. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động có tổ chức trong Hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài hiệp hội chung còn có các hiệp hội chuyên môn như : Hiệp hội lao động việc làm ngoài khơi, Hiệp hội xuất khẩu lao động vui chơi giải trí...; các hiệp hội theo vùng như: Hiệp hội xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hiệp hội xuất khẩu lao động Hồng Kông... Các hiệp hội này cũng tham gia quản lý các doanh nghiệp, có thưởng phạt các doanh nghiệp, có thể cấp hoặc thu giấy phép của các doanh nghiệp.

Chính phủ đa dạng mẫu hợp đồng lao động: Mẫu các hợp đồng lao động dựa trên các

điều kiện lao động và đối tác nhưng lại có điểm chung là bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đó là hòa giải, dàn xếp các mâu thuẫn, xung đột... Những nội dung được quy định trong tất cả các hợp đồng là tất cả người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc cần có hợp đồng lao động và biết rõ quyền lợi của mình về vé may bay, ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm... Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức các cuộc tập huấn giúp người lao động

53

biết về vị trí làm việc, ngành nghề, mức lương và những thông tin quan trọng khác trước khi người lao động đi làm việc.

Chính phủ tạo uy tín về chất lượng lao động: Chính phủ Philippin xây dựng và quảng

bá hình ảnh người lao động của mình trên cơ sở xác định người lao động có khả năng làm việc ở lĩnh vực nào để tiếp tục đào tạo họ năng cao tay nghề, làm tốt công việc của mình trong quá trình xuất khẩu lao động. Mọi người dân trong xã hội đều biết thực trạng về việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc và nắm được các địa chỉ doanh nghiệp đáng tin cậy. Chính phủ mở chiến dịch chống việc đưa người và tuyển người bất hợp pháp. Chính phủ còn quan tâm đến người lao động sau quá trình lao động ở nước ngoài, thu hút họ về nước làm việc, thông qua các chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho con em.

Xác định tầm quan trọng của người lao động và hoạt động XKLĐ, Tổng thống Philippin Arroyo đã khẳng định: Người lao động Philippin là những người đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, họ là những người không thể thiếu trong việc đưa đất nước của chúng ta lên con đường phát triển.

Sự hoạt động đồng bộ của các bộ phận chuyên môn trong công tác xuất khẩu lao động: Trên đấu trường cạnh tranh này, lao động Philippin có lợi thế là họ nói được tiếng Anh,

có cả một bộ máy hành chính xung quanh họ. Bộ phận quản lý việc làm ở nước ngoài của Philippines giúp tìm kiếm việc làm ở các nước khác, khuyến khích công nhân ra nước ngoài. Tổ chức phát triển kỹ năng và giáo dục kỹ thuật thường mở các lớp đào tạo miễn phí kỹ thuật hàn, lái xe tải nặng và các kỹ năng khác. Phòng phúc lợi của công nhân ở nước ngoài đặt quan hệ ngoại giao khắp thế giới để chăm lo cho công nhân Philippin ở nước ngoài. Người lao động Philippin đưa hoặc gửi tiền về nước không phải trả thuế thu nhập [24, tr.46-47].

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)