33South Asian Europe and
3.1.1.1. Trình độ người lao động
Theo Giadinh.net, năm 2007, Việt Nam có 46,61 triệu lao động thì 37,28 triệu lao động là thanh niên (chiếm 80%). Dù có ưu thế về nguồn lực lao động trẻ và đông nhưng chất lượng lao động chưa tương xứng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó 3/4 là lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ Lao động và việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau nhiều năm phát triển, thị trường lao động Việt Nam vẫn “chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường”. Theo ông Đồng, hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Theo Báo Hà Nội Mới ngày 1.3.2006, chất lượng lao động Việt Nam yếu trên ba khía cạnh:
Thứ nhất, đó là số lượng lao động qua đào tạo và đào tạo nghề ở trình độ cao còn thấp
so với thế giới; tỷ lệ này chiếm khoảng 60-70% ở các nước công nghiệp mới (NIC); 80-90% ở các nước G7; tỷ lệ này ở Việt Nam khoảng 24%, đặc biệt là lao động trình độ cao, lao động được đào tạo dài hạn, chính quy thì mới chỉ đạt khoảng 10%.
Thứ hai, đó là tính năng động, thích ứng trong kinh tế thị trường của nhiều lao động
Việt Nam chưa tốt. Người lao động cần phải năng động, thích ứng với thay đổi của công nghệ, phải luôn tiếp cận với công nghệ mới, hầu hết họ bị thụ động, mất đi tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
Thứ ba, do lịch sử hình thành, đội ngũ công nhân đa số xuất thân từ nông thôn nên quen với lao động tự do, chưa có tác phong của nền công nghiệp, không theo kịp được nhịp độ sản xuất.
Vì vậy, đối với nguồn lao động Việt Nam, chúng ta vừa cần nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo vừa phải đổi mới phương pháp đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Theo số liệu của Chiến lược phát triển nhân lực đến năm 2020 thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm- xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Trong khi đó tiêu chuẩn đào tạo nghề trong hệ thống dạy nghề của Việt Nam khác với tiêu chuẩn của các nước nhận lao động.
Bảng 3.1: Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và một số nước Châu Á
TT Tênnước, lãnh thổ Mức độ sẵn có lao động sản xuất chất Mức độ sẵn có cán bộ hành chính chất Mức độ sẵn có cán bộ quản lý chất Sự thành thạo tiếng Anh Sự thành thạo công nghệ cao
59
lượng cao lượng cao lượng cao
1 Hàn Quốc 7,00 8,00 7,50 4,00 7,00 2 Xingapo 6,83 5,67 6,33 8,33 7,83 3 Nhật Bản 8,00 7,50 7,00 3,50 7,50 4 Đài Loan 5,37 5,62 5,00 3,86 7,62 5 Ấn Độ 5,25 5,50 5,62 6,62 6,50 6 Trung Quốc 7,12 6,19 4,12 3,62 4,37 7 Malaixia 4,50 7,00 4,50 4,00 5,50 8 Hồng Kông 4,23 5,24 4,24 4,50 5,43 9 Philippin 5,80 6,20 5,60 5,40 5,00 10 Thái Lan 4,0 3,37 2,36 2,82 3,27 11 Việt Nam 3,25 3,50 2,75 2,62 2,50 12 Indonexia 2,00 3,0 1,50 3,00 2,50
Nguồn: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCHTW khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, 2002.
Nhìn vào bảng 3.1, ta nhận thấy nguồn nhân lực của nước ta vào loại thấp trong khu vực, điều này làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Tổ chức Beri đã thống kê, đánh giá khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động nước ta theo thang điểm 100: 45 điểm cho khung pháp lý, 20 điểm cho năng suất lao động, 40 điểm cho thái độ lao động, 16 điểm cho kỹ năng lao động và 32 điểm cho chất lượng lao động.
Chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng lực lượng lao động là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong những năm qua, chất lượng lao động được cải thiện. Năm 2006 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31,9%, đến năm 2007 tỷ lệ này là 34,75%. So với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao (đến năm 2007, chỉ có 3,6% lao động chưa biết chữ, 55,6% lao động đã tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên). Tuy nhiên lực lượng lao động giản đơn đông, lao động có kỹ năng hạn chế; thừa lao động ở đồng bằng, thiếu lao động ở miền núi; lao động kỹ thuật lành nghề chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các ngành: điện tử, cơ khí chế tạo, điện, dầu khí… Đối với lực lượng lao động của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm 60-70%. Tính theo thang điểm 10, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm/10 điểm; Trung Quốc là 5,73; Malaixia là 5,59; Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ là 5,76…