68đến đồng làm
3.1.4.5. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giớ
Kinh tế thế giới đang lâm vào thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong vòng gần nửa thế kỷ qua. Sự khủng hoảng của hai nền kinh tế đầu tàu thế giới Mỹ và Nhật đã kéo theo sự khủng hoảng kinh tế của hàng loạt các quốc gia bất chấp sự cố gắng của các chính phủ.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng giảm dẫn tới sự cắt giảm lao động của các hãng sản xuất kinh doanh, sự hạn chế nhập cư của chính phủ nhiều nước và vùng lãnh thổ. Sự suy giảm kinh tế đã tác động đến thị trường lao động, tất cả các nền kinh tế, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển đều phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Từ cuối năm 2008, XKLĐ của Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng, những hợp đồng đã ký thì tiến độ đưa đi chậm; mặt khác, người bản địa lại được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng lao động… Bên cạnh khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam còn gặp phải khó khăn đặc thù của một nước XKLĐ có trình độ thấp. Như vậy, lao động Việt Nam là một trong số những nước chịu nguy cơ cao nhất trong quá trình cắt giảm lao động toàn cầu.`
83
Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dụng lao động cũng ngày càng khắt khe.
Nguồn: VnEconomy, 11.5.2009
Tại khu vực Trung Đông, nhu cầu lao động ngày càng giảm, các hoạt động tuyển dụng lao động trong khu vực giảm một cách đáng kể, lao động các nước tập trung về Trung Đông càng nhiều, yếu tố cạnh tranh càng cao. Nhiều công ty cắt giảm nhân viên trong năm 2009, trung bình 10%, cao nhất là UAE 16%. Các cơ hội việc làm được phân chia tại các nước khác nhau dẫn đến sự biến động mạnh mẽ trong khu vực. Đặc biệt số lượng chuyên gia nước ngoài có hạn đã chuyển từ Dubai sang Abu Dhabi, Doha và Saudi Arabia để tìm cơ hội việc làm. Tuy nhiên Du bai vẫn là thị trường lao động tiềm năng nhất cho lao động nước ngoài.
Việc tăng lương trong khu vực cũng giảm một cách đáng kể, tính đến tháng 9/2009, tăng lương cơ bản trung bình là 6,2% so với 11,4 % năm trước. Ôman tăng lương cơ bản cao nhất 8,4%, tiếp theo là Cata, Saudi Arabia và Baranh trong khoảng 7%. UAE và Côoét đứng cuối cùng với 5,5% và 4,8 %. Lĩnh vực kiểm toán và công nghiệp được tăng cao nhất vì nhu cầu dịch vụ kiểm toán tăng cao.
Năm 2010, xu thế cắt giảm lao động sẽ thấp hơn so với 12 tháng qua. Cùng thời điểm này, một nửa trong số các công ty đã phục hồi và tạo công việc mới, số còn lại đang tiến hành bồi thường thiệt hại do mất việc. Theo khảo sát đối với các nhà sử dụng lao động, năm 2010, mức tăng lương cơ bản dược dự đoán khoảng 6,3%.