thầu thành công các dự án xây dựng ở Trung Đông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa được một số lượng lớn công nhân sang làm việc ở đây. Ngoài việc giảm thấp nhất mức chi phí cho người lao động khi đi, Nhà nước sẽ có các quy định hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư để mở rộng thị trường này. Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường công tác khai thác, tìm kiếm và phát triển thị trường lao động khu vực Trung Đông, phân loại và tập trung vào các thị trường trọng điểm.
. Coi trọng và đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách, pháp luật về XKLĐ sang thị trường Trung Đông đến các cấp, các ngành và nhất là đến người dân Trung Đông đến các cấp, các ngành và nhất là đến người dân
Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về XKLĐ và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các ngành, các cấp, người lao động. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội và người lao động về hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Nâng cao ý thức chủ động của người lao động trong học nghề, ngoại ngữ, khả năng thích ứng, độc lập xử lý những vấn đề phát sinh khi làm việc và sinh sống ở Trung Đông. Nâng cao hiểu biết của người lao động về các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật để người lao động thực hiện và giảm bớt tình trạng người lao động bị lừa đảo.
. Phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ban ngành trong quá trình XKLĐ sang thị trường Trung Đông trường Trung Đông
Ban chỉ đạo XKLĐ từ tỉnh đến xã phường triển khai nhanh chóng theo nguyên tắc: Các công ty tuyển lao động xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng đã ký với nước ngoài, thông báo kế hoạch, số lượng, cơ cấu, thời gian tuyển, kết quả sơ tuyển và các thông tin cần thiết cho Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh. Ban chỉ đạo sẽ điều phối địa bàn tuyển và chỉ định các đơn vị đào tạo giáo dục định hướng phù hợp với những yêu cầu của các công ty. Các cơ quan nhà nước tham gia giúp đỡ, hướng dẫn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngành LĐ - TBXH chỉ đạo các TTDVVL, các cơ sở đào tạo, các trường nghề tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng; Ngành VHTT thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức cơ bản cho người đi XKLĐ; Ngành Tài chính Vật giá, ngành Kế hoạch đầu tư, Kho bạc nhà nước đề xuất các giải pháp về vốn, chính sách cho vay và giải pháp thu hồi vốn; Ngành Công an thông báo các thủ tục, các khoản phí, thời gian cấp hộ chiếu, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hiện tượng lừa đảo, phát hiện các trường hợp không đủ điều kiện XKLĐ; Ngành Y tế phụ trách các khoản phí, các thủ tục khám sức khỏe [31, tr.14].