33South Asian Europe and
2.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của Pakistan
Người lao động di cư Pakistan và cộng đồng người lao động di cư Pakistan đã có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Đó là hiệu quả từ nguồn kiều hối được chuyển về nước, các hoạt động kinh tế đã được thúc đẩy thông qua tiêu dùng cá nhân; đó còn là chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao trong quá trình lao động ở nước ngoài. Chính phủ Pakistan nhận thức sâu sắc vấn đề này và luôn chú trọng đảm bảo giá trị và các quyền cơ bản của người di cư. Chính phủ có chính sách thúc đẩy di cư an toàn, bảo vệ người di cư, sử dụng nguồn kiều hối có hiệu quả, quan tâm đúng mức người di cư khi trở về nước.
Pakistan là một nước đang phải đối mặt với vấn đề nguồn cung lao động vượt quá cầu, xảy ra thất nghiệp và bán thất nghiệp. Từ những năm 1950- 1960, người lao động Pakistan đã di cư đến các nước châu Âu, chủ yếu là Anh; một số ít tìm đến các nước giàu tài nguyên, dầu mỏ, tiêu biểu là Ảrập Xêút. Cùng với cuộc cách mạng dầu mỏ, sự bùng nổ xây dựng ở các nước xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là các nước vùng Vịnh vào những năm 1970- 1980 tạo nên sự bùng nổ di cư của Pakistan. Sắc lệnh về di cư năm 1979 và đạo luật di cư năm 1979 của Pakistan đã hiện thực hóa việc khai thác tiềm năng việc làm ở nước ngoài, tăng dòng kiều hối cho đất nước. Chính phủ thành lập Cục di cư và việc làm ngoài nước, thiết lập việc di cư có trật tự, đảm bảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài dựa trên nhu cầu thật sự, thành lập các văn phòng của Tùy viên phúc lợi cộng đồng ở các nước nhận lao động để chăm lo lợi ích cho người lao động, đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận về dịch vụ nước ngoài; thành lập Tổ chức người Pakistan ở nước ngoài, quan tâm đến phúc lợi người lao động và gia đình họ.
54
Từ 1971- 2007, Pakistan xuất khẩu 4,16 triệu lao động, chủ yếu là đến các nước Trung Đông. Từ năm 2003- 2007, XKLĐ đã vượt trên 200 000 người/ năm. Năm 2007, lao động Pakistan làm việc ở nước ngoài đạt mức cao nhất là 287 000 người. Điểm đến của lao động Pakistan chủ yếu vẫn là các nước vùng Vịnh, nhất là Arập Xê út và UAE, ngoài ra còn có Ôman, Cô oét, Ba ranh, Ly bi, Ca ta.
Chính phủ quan tâm quảng bá hình ảnh người lao động và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động: Chất lượng của lực lượng Pakistan không được đánh giá cao ở các nước tiếp
nhận lao động xét về trình độ học vấn, tính kỷ luật, tay nghề... Chính phủ Pakistan xác định cần phải thay đổi suy nghĩ này nên đã tổ chức thành công các buổi giới thiệu về chất lượng lao động của Pakistan kết hợp cùng với các đợt bán trái phiếu của Chính phủ ra nước ngoài. Chiến lược Marketing được thực hiện theo từng nước cho cả thị trường truyền thống và thị trường mới để tối đa hóa hoạt động xuất khẩu lao động.
XKLĐ trở thành một nội dung quan trọng trong các chương trình làm việc của Tổng thống, của Thủ tướng Pakistan, Phát ngôn viên của Quốc Hội và Chủ tịch Hạ viện. Bộ trưởng Bộ lao động, nguồn nhân lực và người Pakistan ở nước ngoài có vai trò rất quan trọng. Qua các chuyến thăm thường kỳ của ông đến các nước tiếp nhận lao động đã phát triển và thắt chặt hơn mối quan hệ với các Bộ, ban ngành liên quan của các nước tiếp nhận lao động [26].
Chính phủ thừa nhận vai trò các tùy viên phúc lợi cộng đồng(CWA) và các Trung tâm Xúc tiến việc làm nước ngoài (OEP): Chính phủ quan tâm đến việc tuyển dụng cán bộ làm
CWA bởi CWA đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động. Công tác tuyển dụng được thực hiện công khai, thông qua phỏng vấn, ưu tiên tuyển dụng những người có nhiều mối quan hệ, hiểu biết rõ về đất nước sở tại. CWA chịu trách nhiệm đến phúc lợi cộng đồng, phát triển chiến lược marketing và kế hoạch hành động, đàm phán với chủ sử dụng lao động... Kết quả công tác của các CWA được xem xét hàng quý, có cơ chế xét thưởng, khuyến khích công tác tốt. Việc gia hạn hợp đồng của các thành viên CWA liên quan đến kết quả hoạt động của họ.
Trung tâm xúc tiến việc làm nước ngoài OEP có vai trò quan trọng trong việc thâm nhập thị trường lao động ngoài nước của lao động Pakistan. Các OEP được khuyến khích hình thành các cơ quan trực thuộc và chuẩn bị điều lệ hoạt động của mình. Những nỗ lực của OEP được nhìn nhận và đánh giá kịp thời. Hàng năm chính phủ trao thưởng cho 10 OEP hàng đầu có khả năng đưa nhiều lao động nhất sang một nước, có tổng số lao động ra nước ngoài làm việc nhiều nhất; chính phủ trao thưởng cho tốp 5 OEP khai thác và đưa được nhiều lao động đến các thị trường mới (không phải là thị trường truyền thống). Điều quan trọng là chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của OEP thông qua cơ quan đại diện của họ để kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc trong công tác XKLĐ[26].
Chính phủ quan tâm đến tay nghề người lao động: Cục Di cư và việc làm ngoài nước
(BE&OE), tổ chức Việc làm ngoài nước, hợp tác với các Trung tâm xúc tiến việc làm ngoài nước thành lập các trung tâm đào tạo kỹ thuật truyền đạt kỹ năng những ngành nghề mà nước ngoài cần. Người lao động dược tham gia các chương trình đào tạo cấp tốc, các khóa học dài hạn, các khóa học ngoại ngữ. Do nhu cầu đào tạo người lao động cho các nước khác nhau nên các phòng học ngoại ngữ được xây dựng ở tất cả các văn phòng trong khu vực BE&OE với việc đào tạo ba ngôn ngữ chính là Tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Ả rập. Sau các khóa học, người lao động được cấp chứng chỉ bằng những hệ thống kiểm tra và cấp chứng chỉ minh
55
bạch, nhanh chóng. Để Pakistan trở thành một nguồn cung cấp nhân lực có chất lượng ở cấp độ toàn cầu, các trung tâm đào tạo xác định yêu cầu đạt được sự công nhận chính thức từ các tổ chức được quốc tế công nhận trong lĩnh vực đánh giá tay nghề, kiểm tra và cấp chứng chỉ.[26]
Đơn giản hóa các thủ tục trong công tác xuất khẩu lao động: Đây được xem là một yếu tố
cần thiết để hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trung tâm một cửa được thành lập. Người lao động chỉ đến một văn phòng chuyên biệt để lấy thông tin về công việc, tuyển dụng, phát hành hộ chiếu, khám sức khỏe, mua vé máy bay và kiểm tra tay nghề. Người lao động sẽ loại trừ được hành vi lừa đảo làm tăng chi phí XKLĐ của môi giới, đại lý phụ.
Bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở nước ngoài: Người lao động ở nước
ngoài được bảo vệ quyền lợi thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ thiết lập một đường dây hỗ trợ miễn phí thông qua cơ quan đại diện Pakistan ở nước ngoài để người lao động Pakistan có thể thông báo và liên hệ mọi việc mỗi khi có sự cố bất thường. Cán bộ có liên quan, đặc biệt là CWA phải có câu trả lời cho người lao động trong vòng 72 tiếng. Các trung tâm tư vấn được thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn quốc và ở cả các nước tiếp nhận lao động. Các trung tâm này có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức cộng đồng Pakistan với CWAs để kịp thời tiếp thu và giải quyết các vấn đề của người lao động. Chính phủ quản lý chặt chẽ các trung tâm xúc tiến việc làm. Những trung tâm nào bị phát hiện thu phí cao hơn mức phí cho phép sẽ phải hủy giấy phép, thu hồi tiền ký quỹ... Một hệ thống dữ liệu được máy tính hóa, được thiết lập ở các văn phòng cấp quận và tại các trụ sở của BE&OE; các văn phòng và trụ sở này lại nối kết với Bộ lao động, sân bay và các văn phòng khu vực. Hệ thống dữ liệu này giúp các tổ chức tuyển dụng, các chủ sử dụng lao động sử dụng máy tính riêng của mình tuyển dụng lao động. Chính phủ thành lập các tòa án đặc biệt để bảo vệ sự an toàn và bảo đảm tính hợp pháp cho người lao động. Văn phòng Trao đổi lao động nước ngoài (FEE) được thành lập để giảm chi phí cho người lao động và hợp lý hóa hệ thống tuyển dụng. Văn phòng FEE được thành lập ở các quận huyện hoặc văn phòng khu vực của OE&BE. OEP có trách nhiệm cung cấp thông tin công việc cho FEE và việc lựa chọn sẽ được thực hiện thông qua danh sách người lao động đăng ký.
Trang bị và nâng cao nhận thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Để đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách an toàn, hiệu quả, người lao động cần phải được hiểu rõ về luật lệ, quy tắc, các tiêu chuẩn xã hội của nước sở tại. Đây là quá trình giáo dục định hướng bắt buộc đối với lao động xuất khẩu trước khi đi.[24, tr 48,49]
Tóm lại, Philippin và Pakistan, với những kinh nghiệm trong quá trình XKLĐ của mình đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Trung Đông, mang lại những thành công trong lĩnh vực XKLĐ. Thị phần lao động của Philippin và Pakistan chiếm một vị trí tương đối cao ở UAE, Côoét, Baranh (Hình 3.14). Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm XKLĐ sang Trung Đông của Philippin và Pakistan, Việt Nam rút ra được một số bài học cơ bản:
Nếu coi Philippines như một tấm gương điển hình về chính sách xuất khẩu lao động thì bài học rút ra rõ ràng nhất là phải có khả năng suy xét một cách bao quát, cân nhắc các nhu cầu và có chính sách linh động. Một khi hiểu được tâm tư nguyện vọng của người lao động, động viên và ủng hộ họ một cách tích cực, hoạt động XKLĐ sẽ có hiệu quả tích cực.
56
- Kinh nghiệm về phát triển thị trường trong hoạt động XKLĐ
Chiến lược XKLĐ được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình làm việc của Tổng thống, của thủ tướng, phát ngôn viên của Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện. Như vậy, chính phủ đã chủ động tạo lập môi trường XKLĐ thông qua việc đàm phán ký kết các Hiệp định, thỏa thuận với các nước nhập khẩu lao động về việc tiếp nhận lao động này đến làm việc.
- Kinh nghiệm về bảo vệ quyền lợi cho người lao động xuất khẩu
Người lao động ở nước ngoài được bảo vệ quyền lợi thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhà nước rất quan tâm vấn đề này, nhất là việc thực hiện các chủ trương một cách nhất quán, rõ ràng, chỉ đưa lao động đến làm việc ở những nơi mà quyền lợi người lao động được bảo vệ bằng luật lao động, bằng công ước lao động quốc tế, bằng các hiệp định song phương…Chính phủ thiết lập đường dây hỗ trợ miễn phí thông qua cơ quan đại ở nước ngoài để người lao động có thể thông báo và liên hệ mọi việc khi có sự cố bất thường. Cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vừa hỗ trợ thẩm định hợp đồng, thực hiện tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người lao động; phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu các doanh nghiệp XKLĐ và chủ sử dụng lao động nước ngoài thực hiện đúng và đủ các quyền lợi của người lao động. Tất cả lao động đều được khuyến khích đi XKLĐ hợp pháp, được cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường, về thủ tục XKLĐ, được cung cấp các dịch vụ xã hội và phúc lợi, được hỗ trợ vay vốn trước khi đi, được kịp thời giải quyết rủi ro, hỗ trợ giáo dục đào tạo, tái hòa nhập cộng đồng sau khi về nước…
- Kinh nghiệm về tuyển dụng, đào tạo, giáo dục định hướng nâng cao sức cạnh tranh cho lao động xuất khẩu
Khâu tuyển dụng và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được các chính phủ quan tâm đầu tiên trong hoạt động XKLĐ. Chính phủ luôn quan tâm, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ để các doanh nghiệp này tuân thủ các nguyên tắc thành lập và hoạt động. Chính phủ và các doanh nghiệp chú trọng từ việc thẩm định tư cách pháp nhân, nhu cầu tuyển dụng lao động của nước ngoài, đến việc xây dựng các hợp đồng lao động cho người lao động, chú trọng điều kiện làm việc, tay nghề và kỹ năng sống cho người lao động. Để tạo thuận lợi cho người lao động, chính phủ đã xây dựng các trung tâm xử lý thủ tục XKLĐ một cửa để tiết kiệm thời gian và tài chính cho người lao động, hay tiến hành tuyển dụng lao động trực tiếp qua các trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý việc làm ngoài nước.
Vấn đề đào tạo nghề và giáo dục định hướng được chính phủ quan tâm đúng mực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực ngôn ngữ và kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho người lao động, nhằm xây dựng thương hiệu cho người lao động trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của họ trên thị trường lao động quốc tế. Các chương trình đào tạo nghề được xây dựng và áp dụng thống nhất trên cả nước. Chương trình giáo dục định hướng tập trung vào nội dung hợp đồng lao động; luật pháp, phong tục tập quán cũng như điều kiện sinh hoạt ở nước sở tại; giới thiệu các cơ quan hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho lao động nước ngoài…
- Kinh nghiệm về vai trò quản lý của nhà nước
Kể từ khi bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào những năm 1970, trùng với thời điểm bùng nổ dầu ở Trung Đông, không có thời kỳ nào mà người ta lại chứng kiến quá nhiều người Philippines rời khỏi đất nước để theo đuổi việc làm ở nước ngoài
57
như dưới thời Tổng thống Arroyo. Riêng năm 2006, hơn 1 triệu người Philippines đã ra nước ngoài làm việc và lượng kiều hối đã vượt qua sự hỗ trợ phát triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó chảy vào Philippines. Một ước tính chỉ ra rằng, khoảng 11 triệu lao động Philippines ở nước ngoài đã gửi về nước khoảng 16 tỷ USD trong năm 2009. Con số này cao gấp 15 lần vốn thu hút từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nguồn: Theo Thế giới & Việt Nam, 11.6.2010
Nhà nước cần có chủ trương, chính sách, kế hoạch thống nhất về hoạt động XKLĐ, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và tình hình chung của thế giới. Trong vấn đề đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác lao động, nhà nước cần chủ động, hướng cho các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động được tham gia một cách hiệu quả. Để hoạt động XKLĐ phát triển thuận lợi, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động xuất khẩu phảỉ được quan tâm hàng đầu. Đó là cả một quá trình từ khi người lao động đăng ký XKLĐ, làm thủ tục tuyển dụng đến thời điểm người lao động làm việc ở nước ngoài cũng như lúc hết thời hạn về nước. Ngoài việc nhà nước có chính sách bảo hiểm cho người lao động trước và sau quá trình XKLĐ, nhà nước cần tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc thẩm định các hợp đồng tuyển dụng lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề của người lao động. Nhà nước quản lý tốt hoạt động của hệ thống doanh nghiệp XKLĐ, xây dựng tiêu chí chặt chẽ đánh giá các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Nhà nước cần quan tâm đúng mực đến sức cạnh tranh của nguồn lao động, chú trọng công tác giáo dục định hướng, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết kiến thức xã hội và pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, sự thích nghi, ý thức trong công việc và sinh hoạt của người