nâng cao số lượng, chất lượng lao động đưa đi và quản lý tốt lao động ngoài nước
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp XKLĐ, nhà nước cần có chiến lược đầu tư cho các doanh nghiệp, xây dựng một số doanh nghiệp mạnh đủ điều kiện đấu thầu, cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển các trường, trung tâm đào tạo trọng điểm để nâng cao chất lượng lao động, gắn việc XKLĐ sang Trung Đông với xây dựng các trường nghề. Cần phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động đi làm việc ở Trung Đông; Nâng cao chất lượng dạy nghề, từ việc ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề linh hoạt, phù hợp với từng hợp đồng lao động, tăng thời lượng dạy ngoại ngữ, rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo dục định hướng; Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, gắn liền với yêu cầu việc làm của thị trường Trung Đông; Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thực tập, khảo sát thực tiễn ở các nước tiếp nhận lao động. Nhà nước cần có chính sách, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, đào tạo kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp, góp phần cung ứng lao động cho thị trường Trung Đông và nhận họ trở lại làm việc tại doanh nghiệp sau khi hết hợp đông về nước.
Nhà nước cần hình thành các chính sách có chính sách đặc thù hỗ trợ và khuyến khích các hình thức đưa lao động sang Trung Đông, đặc biệt là hình thức nhận thầu nhân công nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty XKLĐ với các doanh nghiệp nhà nước. Nhà
106
nước có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp XKLĐ với phía đối tác, hoặc cho vay ưu đãi để các công ty có đủ nguồn tài chính cho việc đặt cọc hợp đồng và triển khai ban đầu. Nhà nước có chính sách miễn giảm các khoản thuế đối với hoạt động nhận thầu để giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào thị trường Trung Đông với những bước đi vững chắc. Khi đấu thầu thành công các dự án xây dựng ở Trung Đông, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đưa được một số lượng lớn công nhân sang làm việc ở đây. Ngoài việc giảm thấp nhất mức chi phí cho người lao động khi đi, Nhà nước sẽ có các quy định hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư để mở rộng thị trường này. Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường công tác khai thác, tìm kiếm và phát triển thị trường lao động khu vực Trung Đông, phân loại và tập trung vào các thị trường trọng điểm.