84đến đi theo hợp
4.1.1.2. Dự báo xuất khẩu lao động Việt Nam sang Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE)
thống nhất (UAE)
Một chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia được hình thành với mục tiêu đưa UAE lên bản đồ thế giới, với các dự án táo bạo mang ý tưởng “nhất thế giới” như tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall, đài phun nước lớn nhất thế giới Dubai Fountain, khách sạn cao nhất thế giới Rose Tower...
Ngoài ý tưởng “nhất” ra, UAE còn là nơi thi thố tài năng sáng tạo của các nhà thiết kế kiến trúc, biến UAE thành đất nước có những công trình kiến trúc độc đáo
92
nhất, những ý tưởng thiết kế có một không hai trên thế giới, như dự án khu resort dưới nước đầu tiên của thế giới Hydropolis, hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới The Palm Islands, 250 hòn đảo nhân tạo được xây dựng mô phỏng bản đồ thế giới khi nhìn từ trên cao xuống mang tên The World, công viên tuyết nhân tạo lớn nhất thế giới ngay trên đất nước của sa mạc mang tên Ski Dubai, khu du lịch sinh thái nhân tạo Eco Tourism World được xây dựng trong những sinh quyển (biosphere), tạo môi trường sinh thái cho các loại thực vật và động vật không tồn tại được trong thời tiết khắc nghiệt của sa mạc...
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 02. 04. 2010
UAE bao gồm 7 tiểu vương quốc là: Abu Dhabi, Du-bai, Sharjah, Ras Al-Khaimáh, Umm Al-Qaiwain, Ajman và Fujairah. Vị trí nằm ở phía Đông bán đảo Arập, phía Bắc giáp Cata, phía Đông giáp vịnh Arập, phía Tây giáp Arập Xêút, có đường biên giới dài 457km, phía Nam giáp Ôman, có đường biên giới dài 410km. Diện tích UAE là 82. 880 km2, dân số 4,621,399 vào năm 2008, ngôn ngữ chính là tiếng Arập, ngoài ra còn có tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Hindi và Urdu. Tôn giáo ở đây đạo Hồi là quốc đạo, 96% trong đó Shi’a 16%, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và các giáo phái khác là 4%. Khí hậu ở đây mang khí hậu đặc trưng của các nước vùng Vịnh, sa mạc và nắng nóng.
UAE là nước có quy mô kinh tế lớn thứ ba trong thế giới Arập, sau Saudi Arabia và Ai Cập, là một trong những trung tâm thương mại hàng đầu trên thế giới, là trung tâm tái xuất lớn thứ ba thế giới, sau HôngKông và Singapore, là nơi có cảng hàng hóa vận tải biển và vận tải hàng không lớn thứ hai trên thế giới, là một thành phố quốc tế sôi động với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thông tin hiện đại, là cửa ngõ lý tưởng vào các nước láng giềng và khu vực Trung Cận Đông. Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt với trữ lượng dầu lửa 97,8 tỷ thùng vào năm 2005, chiếm khoảng 8% tổng dự trữ dầu lửa đã được xác định của thế giới, trữ lượng hơi đốt: 6.000 tỷ m3, đứng thứ năm trên thế giới. Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 2,6 triệu thùng/ngày. Ngành công nghiệp dầu và khí đốt đóng góp 30% GDP. Những năm gần đây, UAE triển khai một số chương trình cải cách để đa dạng hóa nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Các ngành phi dầu mỏ hiện đóng góp 70% GDP và 30% kim ngạch xuất khẩu. UAE đang tập trung phát triển các ngành: công nghiệp sản xuất nhôm (Emirates có nhà máy nhôm khá lớn, sản lượng 210.000 tấn/năm), du lịch, hàng không, viễn thông. UAE đang mở rộng hệ thống khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, sân bay và các khu thương mại tự do. Dubai đã trở thành trung tâm thương mại, tài chính của khu vực Trung Đông. Các ngành công nghiệp khác gồm có đánh cá, vật liệu xây dựng, phân bón, sửa chữa và đóng tàu. Từ 2005, UAE bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại tự do FTA với Mỹ. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, dưa hấu, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá). UAE có GDP năm 2008 tính trên tỉ giá chính thức đạt khoảng 270 tỷ USD; Tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 8,5%; Thu nhập tính theo đầu người của Emirates thuộc loại cao trên thế giới, năm 2008 đạt 40,400 USD/năm; Cơ cấu GDP năm 2008: nông nghịêp 1,6%, công nghiệp 61,8%, dịch vụ 36,6%.
93
Dubai là một vùng phát triển của UAE. Hoạt động xây dựng ở Dubai sôi động với hàng loạt các dự án lớn đang được thực hiện. Chính phủ UAE có kế hoạch xây dựng một sân bay quốc tế ở Jableali và một khu công nghiệp ở Dubai. Quá trình công nghiệp hóa ở UAE đang ngày càng được mở rộng. Abu- Dhabi và các quốc gia thành viên khác cũng có kế hoạch bắt đầu xây dựng các dự án lớn khác. Đây chính là những cơ hội cho lao động nước ngoài vào làm việc ở UAE. Bên cạnh lao động trong ngành xây dựng, UAE cần tất cả lao động có nghề ở các lĩnh vực khác bởi vì nước này đang định hướng công nghiệp hóa và thương mại hóa.
Một số dự án mới trong các lĩnh vực phục vụ bao gồm sự mở rộng và trang bị mới lại những sân bay của một quốc gia và công trình xây dựng của những khách sạn mới và những tòa nhà thuộc thương mại. Có 3 khu vực trọng yếu của hoạt động xây dựng ở UAE là Abu Dhabi, Dubai và Ras Al Rhaimah, tất cả đều có cơ sở hạ tầng riêng biệt để sử dụng các chương trình. Thị trường xây dựng ở Abu Dhabi là một trong những thị trường sôi nổi trong khu vực với sự biểu thị rõ ràng của sự phát triển liên tục. Một số dự án cơ sở hạ tầng lớn cho Abu Dhabi là: Hòn đảo Saadiyat với 27 tỷ đô, bờ biển dài Al Raha với 14,68 tỷ đô, dự án Shams Abu Dhabi với 6,8 tỷ đô, thành phố Mohammed Bin Zayed với 1,36 tỷ đô, bến cảng mới và khu vực công nghiệp ở Taweelah với 2,17 tỷ đô. Một số dự án lớn về cơ sở hạ tầng cho Dubai như: Dự án về bến tàu, cảng với 50 tỷ đô la, bến sửa chữa thuyền Du bai với 10 tỷ đô la, thành phố quốc tế với 2,5 tỷ đô la, thành phố chuyên về chăm sóc sức khoẻ Dubai với 1,8 tỷ đô la,…Dubai đầu tư khoảng 81,7 tỷ đô la trong ngành hàng không vào giữa năm 2006 và 2016. Sự đầu tư này sẽ bao gồm sự mở rộng việc làm ở sân bay quốc tế Dubai (DIA) và sự phát triển của trung tâm thế giới Dubai (DWC). Trung tâm thế giới Dubai, trung tâm rộng lớn nhất của vùng Trung Đông được xây dựng kế bên sân bay quốc tế, ước lượng khoảng 33 tỷ đô la. Sân bay trung tâm quốc tế thế giới Dubai là sân bay mới đang được xây dựng gần Jebel Ali. Nó sẽ là phần chính của trung tâm thế giới Dubai, một kế hoạch thuộc về nhà ở, thương mại và ngành hậu cần phức tạp. Khi công trình xây dựng được hoàn tất, nó có thể chứa được 120 triệu khách và 12 triệu tấn hàng hóa hàng năm.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tổng số lao động ta đi làm việc ở UAE năm 2010 là 5.241 lao động, tăng 110% so với năm 2009. Phần lớn số lao động này thuộc chương trình lao động bảo vệ và được đưa sang trong nửa đầu năm 2010. Bên cạnh ngành nghề truyền thống là xây dựng, cơ khí, nhà máy, hiện số lượng lao động ta làm việc trong khu vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, bán hàng siêu thị cũng tăng đáng kể. Dự báo trong nhiều năm tới, UAE có thể tiếp nhận 20- 30 ngàn lao động Việt Nam sang làm việc mỗi năm với mức lương tương đối cao, đặc biệt là lao động nghành xây dựng và vệ sỹ.