Các doanh nghiệp bước đầu chủ động đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 71)

68đến đồng làm

3.1.2.3. Các doanh nghiệp bước đầu chủ động đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Các doanh nghiệp bước đầu đã nghiêm túc, tích cực nghiên cứu thị trường chủ động nắm bắt cơ hội và tạo điều kiện đưa lao động sang thị trường Trung Đông

72

Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Airseco, 1 trong 11 doanh nghiệp đưa được nhiều lao động đi nhất trong năm 2009, cho rằng năm 2010, Trung Đông vẫn là thị trường lớn nhất tiếp nhận lao động Việt Nam, đặc biệt là thợ xây dựng vẫn rất "đắt hàng" do các công trường xây dựng ở khu vực này đang rất "khát" nhân lực. Hiện lao động của Airseco đưa đi vẫn có thu nhập 8-10 triệu đồng/ tháng. "Vấn đề là lao động phải có tay nghề tốt và kỷ luật lao động" - ông Vui cho biết.

Nguồn: Theo cand.com, 02.3.2010

Các doanh nghiệp đều có ý thức chấp hành pháp luật về XKLĐ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, chủ động tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách. Ông Nguyễn Xuân Vui - Chủ tịch HĐQT Công ty Airseco cho biết những ưu tiên người lao động khi XKLĐ sang Trung Đông: “Bắt đầu từ đầu năm 2009, chúng tôi đã triển khai gói kích cầu dành riêng cho thị trường Trung Đông. Theo đó người lao động được hỗ trợ 100% chi phí đầu vào nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Các chi phí đó bao gồm từ tiền xe đi từ quê ra trung tâm đào tạo của công ty để học nghề. Tại đây, người lao động được trợ giúp 100% tiền ăn, ở, học tập. Sau 3 tháng, nếu thi tuyển vẫn chưa đạt thì được tiếp tục học thêm, đến khi đạt thì thôi mà vẫn không phải đóng phí. Mỗi lao động, tùy ngành nghề đào tạo, tổng mức được hỗ trợ từ 5 đến 7,4 triệu đồng/người cho mỗi khóa học. Như thế, rủi ro từ việc có thể không được xuất cảnh thì doanh nghiệp chịu”.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) cho biết: Tại doanh nghiệp này, từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.000 lao động được đưa sang thị trường Trung Đông làm việc. “Điểm đáng chú ý nhất là chúng tôi đã đàm phán và mức lương cho mỗi lao động bây giờ thấp nhất cũng là 250 USD/tháng và cao nhất lên tới hàng ngàn USD. Đây là con số với sự thay đổi vượt bậc và người lao động Việt Nam hiện nay tại Trung Đông thường được hưởng lương 350 - 450 USD/tháng. Điều kiện lao động được chú trọng và nơi ăn nghỉ cũng được nâng cấp”.

Đối với doanh nghiệp XKLĐ vào Trung Đông, năm 2007, Cục Quản lý LĐNN (Bộ LĐTB&XH) có công văn thu hồi giấy phép của 20 đơn vị trong việc đưa lao động VN sang làm việc tại Qatar, chỉ có 31 doanh nghiệp được phép tiếp tục đưa lao động vào Trung Đông: Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC); Công ty cung ứng dịch vụ hàng không (Airserco); Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản 2 Quảng Ninh (Aquapexco); Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex); Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDCC); Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8); Công ty vật tư công nghiệp Quốc phòng (Gaet); Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp II (Generalimex JSC); Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HACC); Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism); Công ty cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (Inmasco); Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động (Isalco); Công ty cổ phần hợp tác lao động nước ngoài (LOD); Tổng công ty ứng dụng công nghệ mới và Du lịch (Newtatco); Tổng công ty Đường sông Miền Bắc (Nowatranco); Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam); Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona); Tổng cty Sông Đà (Songda Corporation); Công ty XKLĐ - thương mại và du lịch (Sovilaco); Công ty TNHH một thành viên Vạn Hoa Hải Phòng (Vanhoa Haiphong); Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex); Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera); Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex JSC);

73

Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon); Công ty cổ phần phát triển nhân lực và thương mại Việt Nam (Vinamex); Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor); Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (Vinatex); Công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu thiết bị đường sắt (Virasimex); Công ty cổ phần du lịch và xuất nhập khẩu Vĩnh Phúc (Vitourco); Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC); Công ty cổ phần phát triển quốc tế Việt Thắng (VTC CORP). Năm 2008 cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung ứng lao động và chuyên gia sang thị trường Trung Đông, hiện nay đã có hơn 50 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lao động mà các doanh nghiệp đưa đi hàng năm không nhiều, chỉ có một vài doanh nghiệp đạt ngưỡng hàng nghìn, còn lại chỉ dừng ở con số hàng trăm hay hàng chục. Trung Đông là khu vực gồm phần lớn các nước có nhiều tài nguyên dầu mỏ, dân số ít nên là một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Ảrập Saudi, Côoét, Cata, Ôman, Baranh và UAE) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động làm việc trong ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ thông, giúp việc gia đình. Mặt bằng thu nhập của lao động nước ngoài tại khu vực Trung Đông không cao như Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng không thấp so với các nước khác. Điều quan trọng là các nước Trung Đông nhận lao động đủ mọi loại ngành nghề, từ lao động quản lý, lao động tay nghề cao đến lao động giản đơn với mức thu nhập phụ thuộc vào trình độ và công việc của người lao động. Hiện nay, lương cơ bản của lao động Việt Nam tay nghề thấp tại Trung Đông vào khoảng 300 USD/tháng, chưa kể làm thêm giờ. Chúng ta không khuyến khích đưa lao động không có tay nghề sang khu vực này tuy nhiên phải thừa nhận rằng, XKLĐ chính là cái van an toàn đối với sức ép việc làm trong nước.

Theo Đại sứ quán VN tại UAE, đến nay có hơn 10.000 lao động đang làm việc tại UAE, tập trung ở Dubai, Sharjah và Abu Dhabi. Trong đó, 65% đang làm việc trong ngành xây dựng; 20% ở lĩnh vực công xưởng; 5% ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị; số còn lại làm nghề tự do. Lương cơ bản bình quân của lao động xây dựng từ 900 - 1.000 AED/tháng (khoảng 245 đến 273 USD); lao động công xưởng từ 1.100 - 1.400 AED/tháng (300 đến 382 USD) và lao động nhà hàng, khách sạn 1.200 - 1.500 AED/tháng (327 đến 410 USD)... Phần đông lao động có việc làm đầy đủ; trong điều kiện kinh tế ổn định, luôn có giờ làm thêm; điều kiện ăn, ở bảo đảm... nên thu nhập tích lũy khá.

Nguồn: NLĐ Online.

Hoạt động XKLĐ đã tăng thu nhập cho một bộ phận lao động, điều đó đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư tạo việc làm, tạo nguồn thu cho quốc gia, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Ước tính từ năm 2003 đến năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông 25 094 lao động. Nếu tính suất đầu tư cho một chỗ làm việc mới là 5 triệu đồng thì XKLĐ đã tiết kiệm cho nhà nước ta 125 470 000 000d. Đó quả là một con số không nhỏ.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)