84đến đi theo hợp
4.1.2.3. Công tác quản lý của nhà nước và của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải hướng trọng tâm vào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm
động phải hướng trọng tâm vào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở Trung Đông
Tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở Trung Đông; Củng cố, nâng cao năng lực các Ban quản lý lao động ở ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp thẩm định kỹ các hợp đồng; phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở Trung Đông.
Nhà nước tạo cơ chế điều phối hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác thị trường xuất khẩu lao động và tạo nguồn lao động tại các địa phương; Đóng góp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp như: chính sách đầu tư mở thị trường, chính sách hoa hồng môi giới, chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người đi lao động xuất khẩu…; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về xuất khẩu lao động, có hiệu lực và chế tài đủ mạnh buộc các doanh nghiệp, người lao động và các bên liên quan đều phải tuân thủ.
Về vấn đề lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, tuy đã có quy định nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hay xử lý cụ thể với các lao động này, Bộ LĐTB&XH cần có những biện pháp nhằm hạn chế tối đa số lao động vi phạm pháp luật khi đi XKLĐ sang Trung Đông. Nhà nước có định hướng, có phương án đầu tư và hỗ trợ cụ thể cho hoạt động XKLĐ sang Trung Đông nhất là khâu đào tạo và các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Để việc cạnh tranh trên thị trường được lành mạnh đem lại chất lượng cho lao động, cần xem xét thận trọng khi cấp thêm giấy phép cho các doanh nghiệp XKLĐ sang Trung Đông; Hàng năm tổ chức đánh giá, phân tích, rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế trong hoạt động XKLĐ sang Trung Đông, thông tin về những doanh nghiệp tiêu biểu, nêu kinh nghiệm làm tốt, khắc phục, hạn chế những mặt còn yếu kém thông qua những vụ việc điển hình doanh nghiệp gặp phải; Khen thưởng kịp thời những gương làm tốt, xử lý nghiêm các vi phạm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; Đầu tư, nghiên cứu, tạo nhiều kênh thông tin đầy đủ, chính xác về nhu cầu lao động, về số lượng, các loại hình lao động, chất lượng,
102
yêu cầu của các loại lao động ở các nước có khả năng tiếp nhận; Định hướng thị trường lao động để các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, phát huy mọi nguồn lực thực hiện tốt nhất và có hiệu quả công tác XKLĐ.
Nhà nước hỗ trợ hơn nữa cho công tác tuyên truyền qua các thông tin đại chúng đối với thị trường Trung Đông để giúp người lao động có được lòng tin đi các thị trường này. Ngoài ra, cần đăng những thông tin chính xác liên quan đến tình hình XKLĐ sang Trung Đông, đánh giá, so sánh với tình hình XKLĐ chung trong khu vực, nâng cao nhận thức cũng như tránh được tiêu cực xảy ra với người lao động.
Trong khi các thị trường có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Canada, Úc…. chưa rộng cửa đón nhận lao động Việt Nam, nhất là lao động ở trình độ thấp, thì không nên tập trung tuyên truyền về mức thu nhập cao của các thị trường này, dễ gây ảo tưởng cho người lao động trong việc lựa chọn thị trường, tạo thêm khó khăn cho việc tuyển lao động đi các thị trường khác và dễ phát sinh hiện tượng lừa đảo trong xã hội..
Bài học không mới nhưng cần được làm tốt là tuyển chọn, giáo dục và đào tạo kỹ, quản lý tốt người lao động khi họ ở nước ngoài. Ở các thị trường có người lao động làm việc, Bộ LĐTB&XH cần đặt Ban quản lý lao động; các doanh nghiệp có văn phòng, có cán bộ trực tiếp quản lý, xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình người lao động thực hiện hợp đồng.
Bộ LĐTB&XH lập chuyên ngành đào tạo về công tác XKLĐ trong ngành phát triển nguồn nhân lực thuộc trường Đại học Lao động và xã hội để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về XKLĐ, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các doanh nghiệp làm cơ sở hoạt động và phát triển lâu dài.
Hiệp hội XKLĐ cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Đội ngũ này cần phải được chuyên môn hoá, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động và những kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tốt về luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia.