84đến đi theo hợp
4.1.1.1. Dự báo tình hình chung
Trung Đông là khu vực có tầm quan trọng chiến lược đồng thời cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn tài chính dồi dào, thị trường hàng hóa và lao động rất đa dạng. Việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, lao động với các nước Trung Đông trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, có ý nghĩa chiến lược đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nhu cầu nhập khẩu lao động trên thị trường Trung Đông tăng cao cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực này:
Ngày 10.2.2011, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới trong năm 2011 sẽ tăng 1,62% so với mức dự báo 1,23% trước đó do kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi vững chắc hơn và thời tiết mùa đông lạnh. Bên cạnh đó, sự phục hồi mạnh hơn của khu vực công nghiệp ở Mỹ và Trung Quốc do các kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ hai nước này cũng đẩy nhu cầu dầu mỏ tăng cao.
Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đã trở thành địa chỉ thu hút sự quan tâm trong chính sách hướng Đông của các nước Trung Đông. Các nước trong khu vực, nhất là các nước vùng Vịnh đang tìm cách cân bằng quan hệ và tìm kiếm các cơ hội đầu tư an toàn, hấp dẫn cho nguồn vốn dồi dào của mình. Trong các chuyến thăm Việt Nam gần đây, các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực đều bày tỏ sự quan tâm đến thị trường Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư với chúng ta trên nhiều lĩnh vực.
Trung Đông là khu vực có nhu cầu lớn về lao động trong các ngành xây dựng, công nhiệp, cơ khí, dệt may, dịch vụ…, những nhu cầu này tăng lên hàng năm cùng với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của khu vực. Nhiều dự án, công trình xây dựng đã, đang và sẽ được triển khai ở khu vực nay như: Nhà hàng, nhà ở, khách sạn, văn phòng, đường giao thông, ống dẫn dầu, giàn khoan… thu hút nhiều lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực XKLĐ, mỗi năm Việt Nam có thể đưa hàng trăm ngàn lao động Việt Nam sang Trung Đông làm việc ở các thị trường như: Arập Xêút, UAE, Cata, Baranh, Cô oét, Ôman, Libya…Đây là khu vực có nhu cầu lao động nước ngoài đa dạng về ngành nghề với các trình độ tay nghề khác nhau, từ lao động phổ thông đến lao động có tay nghề cao, điều này tương đối phù hợp với đặc điểm của lao động Việt Nam hiện tại.
So với nhiều thị trường, Trung Đông được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, gần như không có trường hợp lao động nào sang Trung Đông bị về nước trước hạn vì thiếu việc làm
91
Tốc độ tăng trưởng việc làm ở các nước GCC cao, tốc độ này chỉ dành chủ yếu cho lao động nhập cư bởi người dân bản địa các nước GCC một mặt không muốn đi làm, mặt khác do trình độ giáo dục thấp nên họ không đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi kỹ năng trình độ cao của công việc.Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và ban hành một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước trước hạn, thì tại các nước Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có nhu cầu lớn nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Đây cũng là thị trường được nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý xác định là thị trường tiềm năng từ năm 2006. Điều đó càng được khẳng định khi hiện nay chúng ta đã có quan hệ chính thức với tất cả các nước trong khu vực về hợp tác lao động.
- Cơ cấu lao động nước ngoài ở các nước Trung Đông và khả năng cạnh tranh trên thị trường XKLĐ Trung Đông tăng mạnh: Nhìn chung nhu cầu nhập khẩu lao động lớn ở các
nước Trung Đông chủ yếu tập trung ở các nước GCC là những nước giàu tài nguyên và thiếu lao động. Hai nhóm nước còn lại của Trung Đông bao gồm nhóm nước nghèo tài nguyên, có quy mô dân số nhỏ, thu nhập đầu người ở mức trung bình và nhóm nước giàu tài nguyên nhưng lại dư thừa lao động, phần lớn có quy mô dân số lớn và đều là những nước XKLĐ. Một số nước ở Trung Đông có số lượng dân số cao theo số liệu năm 2005 là: Ai Cập với 78 877 007 người, Thổ Nhĩ Kỳ với 70 413 958 người, Iran với 68 688 433 người, Xu đăng với 41 236 378 người, Ma rốc với 33 241 259 người, Angieri với 32 930 091 người, Irắc với 26 783 383 người…[45]. Bởi vậy lao động nước ngoài ở các nước vùng Vịnh không chỉ là lao động của các nước châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Bănglades, Philipine, Xrilanka…, mà còn một tỷ lệ lớn lao động các nước trong khu vực Trung Đông.
Nhu cầu lao động ở các nước vùng Vịnh và nguồn cung lao động dư thừa ở các nước châu Á, ở một số nước thuộc khu vực Trung Đông làm cho sự cạnh tranh trên thị trường XKLĐ các nước GCC diễn ra ngày càng phức tạp. Thứ nhất, hoạt động XKLĐ chất lượng thấp sẽ khó khăn hơn do phải cạnh tranh với nguồn lao động của nhiều nước XKLĐ; bên cạnh đó, lực lượng lao động nhập cư với các hình thức khác nhau từ các khu vực xảy ra thiên tai, chiến tranh cũng làm tăng nguồn lao động phổ thông của khu vực này. Thứ hai là xu hướng nhập khẩu lao động chất lượng cao, nhập khẩu chuyên gia trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng, trong khi phần lớn nguồn cung lao động của chúng ta và một số nước đang phát triển đều là lao động phổ thông. Thứ ba là chính sách kiểm soát lao động ngày càng chặt chẽ của các nước nhập khẩu lao động cũng gây tác động lớn đối với các nước XKLĐ.