người lao động trước khi sang Trung Đông
Nâng cao chất lượng tuyển chọn và quản lý lao động; thực hiện tốt mô hình gắn kết trách nhiệm giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương trong giới thiệu, tuyển lựa lao động để chọn được những người có tư chất tốt; đồng thời, phối hợp quản lý giáo dục, nêu gương những người chấp hành tốt, phê phán những người vi phạm kỷ luật trong cộng đồng dân cư ở thôn, xóm, điều quan trọng là khơi dậy tinh thần trách nhiệm của người lao động Việt Nam trong quá trình XKLĐ sang Trung Đông.
110
Tổ chức tốt việc đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh. Trước hết cần đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy. Cần cụ thế hóa và chuẩn hóa những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam; luật pháp, đất nước, con người phong tục tập quán nước sở tại; quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng; nội dung hợp đồng; nội quy nơi làm việc (nhà máy, công trường), nội quy ký túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động...Bên cạnh đó cần có một thời lượng thỏa đáng, trang bị cho người lao động nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của họ khi làm việc ở nước ngoài: Họ là ai, nhờ đâu họ được đi nước ngoài, họ cần làm gì và không nên, không được làm gì để hoàn thành phận sự của mình; với tư cách một công dân Việt Nam, một nhà ngoại giao nhân dân họ cần làm gì, ứng xử thế nào để giữ gìn uy tín và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Đội ngũ giảng viên cũng cần được lựa chọn, tập huấn nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp truyền đạt, nên có giáo trình điện tử, đưa hình ảnh minh họa để tăng hiệu quả giảng dạy.
Ông Nguyễn Lương Trào: Giáo dục định hướng có vai trò quan trọng, giúp nâng cao nhận thưc, hiểu biết của người lao động trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài. Nhờ thế họ có thể sống và làm việc tốt hơn ở nước ngoài, đặc biệt là nâng cao được ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Có được điều đó, nhu cầu nhận lao động Việt Nam ở các thị trường sẽ ngày càng cao hơn.
Vì thế, Hiệp hội rất quan tâm đến việc làm sao để nâng cao chất lượng của người lao động. Một trong những giải pháp đó là tìm cách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp có những bài giảng giáo dục định hướng có chất lượng. Những bài giảng này vừa dựa trên khung của cơ quan quản lý nhà nước và dựa trên kinh nghiệm của cán bộ quản lý trong công việc này nhiều năm…
Nguồn: Trích bài phỏng vấn ông Nguyễn Lương Trào, 18..6.2010,ww.bsc.com.vn.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cùng với Tổng cục Dạy nghề xây dựng mô hình, cơ chế gắn kết giữa dạy nghề với xuất khẩu lao động, tạo ra nguồn lao động có trình độ tay nghề cao theo nhu cầu của thị trường Trung Đông. Cụ thể, để đảm bảo chất lượng đầu ra, tùy theo đối tượng người lao động, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành đào tạo theo các hình thức sau: Đào tạo từ đầu, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ…Đây là một chu trình khép kín từ đào tạo nghề đến khâu đầu ra là lao động được đi ra nước ngoài làm việc. Các doanh nghiệp cần có định hướng rõ ràng, nắm bắt tốt nhu cầu thị trường Trung Đông, tìm hiểu các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động thiếu gì, cần gì và đâu là thế mạnh của lao động mình để phát huy.
Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, tác phong, kỷ luật cho lao động; bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở Trung Đông, đặc biệt là các quy định, pháp luật của nước sở tại về tiền lương, chế độ làm việc, các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh nhau, vi phạm trật tự xã hội. Việc làm quen với phong tục tập quán, cũng như văn hoá của các quốc gia Hồi giáo rất cần thiết đối với lao động Việt Nam.
. Đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam khi tham gia xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông