động tích cực và hạn chế tối thiểu các tác động không mong muốn. Nguyên lý “đòn xóc” hay sự lựa chọn “hai đầu mũi nhọn” cần được áp dụng: Đối với lực lượng lao động có trình độ cao thì cần đưa họ đến các nước, các ngành yêu cầu cao về kỹ thuật với mức mức thu nhập cao, thực hiện nguyên lý “3I”(Imitation- Bắt chước, Initiative- Cải tiến, Innovation- Sáng tạo); đối với lực lượng lao động giản đơn, lao động nông nghiệp, chúng ta phải chấp nhận đưa đi làm việc ở những ngành vất vả, thu nhập trung bình, thậm chí lao động ở khu vực 3D (Difficul - Khó khăn, Dirty- Dơ bẩn, Dangerous- Độc hại, nguy hiểm), một mặt giải quyết tốt vấn đề việc làm với thu nhập hợp lý, mặt khác lại di chuyển được lao động ra khỏi khu vực sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến [35].
Mặt khác, Nhà nước cần chủ động nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là vấn đề chính trị hết sức nhạy cảm ở các nước nhập khẩu lao động Trung Đông; chỉ đạo kịp thời các doanh nghiệp XKLĐ trong việc tìm kiếm và ký các hợp đồng XKLĐ, chú trọng bảo vệ quyền lợi người lao động thì bất ngờ có chiến sự nổ ra.
. Hoàn thiện văn bản pháp luật, cơ chế và chính sách về xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông Nam sang thị trường Trung Đông
Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế ở trong thời kỳ. Trước mắt ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ đẩy mạnh việc đưa người lao động nghèo đi XKLĐ Trung Đông, đặc biệt là lao động tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, mở rộng mục tiêu hỗ trợ của quỹ, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao phúc lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bảo đảm quản lý được mọi hình thức người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra chính phủ cần xây dựng các cơ chế chính sách, ưu đãi làm cơ sở pháp lý cho việc đưa và quản lý lao động vào thị trường Trung Đông, cần mua bảo hiểm mang tính chất
105
quốc tế cho người lao động khi tham gia XKLĐ để tránh các rủi ro. Như vậy ngoài việc giảm thấp nhất chi phí cho người lao động khi đi làm việc ở Trung Đông, nhà nước cần có các quy định hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường này.
Chính phủ và cơ quan quản lý XKLĐ ban hành và hướng dẫn các chính sách hỗ trợ, theo dõi các doanh nghiệp trong việc thanh lý hợp đồng, giải quyết quyền lợi đối với lao động xuất khẩu gặp rủi ro về nước trước thời hạn; sửa đổi, bổ sung các quy định hỗ trợ tài chính trong hoạt động XKLĐ. Các cơ quan, bộ ngành hữu quan và UBND các địa phương phối hợp thực hiện sơ kết, tổng kết các đề án, chương trình của nhà nước về hoạt động XKLĐ thời gian qua, đánh giá, rút kinh nghiệm; từ đó xây dựng các chương trình tiếp theo một cách phù hợp, đầy đủ.
. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích người lao động, tổ chức kinh tế và nhà nước trong quá trình xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông