Sức khỏe người lao động

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 59 - 60)

33South Asian Europe and

3.1.1.2. Sức khỏe người lao động

Sức khỏe người lao động luôn là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất lao động. Theo báo Quảng Nam Online, ông Walter Bauer, Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn giày Rieker Việt Nam (khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc) đã nêu tầm quan trọng của sức khỏe: “Sức khỏe là vốn quý không chỉ của bản thân công nhân mà còn là tài sản của doanh nghiệp. Vì chỉ có sức khỏe thì họ mới làm tốt công việc và gắn bó lâu dài với công ty”.

Người lao động Việt Nam có thể chất nhỏ và yếu. Thông tư liên bộ Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã quy định, tiêu chuẩn tối thiểu về sức khỏe cho người lao động. Đối với lao động nam, chiều cao từ 1,5m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên; đối với lao động nữ, chiều cao từ 1,45m trở lên và cân nặng từ 40kg trở lên. Số đo bình quân của lao động Việt Nam đã qua tuyển chọn, đối với nam chiều cao là 1,66m, cân nặng

60

54kg; đối với nữ, chiều cao là 1,57m và cân nặng 49kg. Như vậy số đo này đã cao hơn tiêu chuẩn mà thông tư liên bộ đặt ra, người lao động Việt Nam đã có thể tham gia lao động thành công trên thị trường lao động quốc tế. Tuy nhiên, với thể lực này thì người lao động Việt Nam vẫn chưa thực sự phù hợp với các công việc tay chân nặng nhọc như xây dựng, vận chuyển hay làm việc trong các môi trường khí hậu ngoài trời khắc nghiệt.

Bảng 3.2: Chiều cao và cân nặng bình quân của người lao động

Tổng số

Phân theo giới Phân theo mức sống tự đánh giá

Nam Nữ Nghèo Không

nghèo Chiều cao (cm) Bình quân 164 166 157 163 164 Thấp nhất 150 155 150 150 154 Cao nhất 177 177 164 175 177 Cân nặng (kg) Bình quân 54 56 49 54 54 Nhẹ nhất 43 50 43 43 44 Nặng nhất 71 71 56 65 71

Nguồn: Kết quả đề tài NCKH cấp Bộ 2007, Bộ LĐTB & XH.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)