Nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 79 - 80)

68đến đồng làm

3.1.4.1. Nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý nhà nước

Sự cụ thể hóa chủ trương XKLĐ ở các cấp ngành của nhà nước trong thời gian đầu còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa mạnh dạn đột phá mở rộng thị trường XKLĐ ở Trung Đông do vậy số lượng lao động xuất khẩu trong thời gian này còn ít so với nhu cầu của thị trường. Nhà nước chưa có các văn bản pháp luật riêng, cụ thể về công tác XKLĐ sang Trung Đông, việc quản lý người lao động chưa chặt chẽ nên nhiều lao động đã vi phạm các quy định của các nước Trung Đông, tự ý, phá bỏ hợp đồng gây mất lòng tin cho phía đối tác và làm tổn hại trên nhiều phương diện cho các công ty cung ứng lao động Việt Nam.

XKLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với tầng lớp người nghèo, nhưng trong hiện thực người nghèo chưa có nhiều cơ hội tham gia XKLĐ. Vì thế chính sách XKLĐ cần thực sự đi vào đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ có nhu cầu tham gia XKLĐ. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cũng vẫn còn rườm rà nhất là thủ tục về nhân sự gây trở ngại cho người lao động.

3.1.4.2.Nguyên nhân thuộc về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp

Chủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Phương thức tuyển dụng của họ là trực tiếp thử tay nghề, trong khi đó lao

80

động của ta lại thường thuộc diện được "đào tạo cấp tốc", phần lớn đều biết việc nhưng không sâu. Đây là một khó khăn để lao động lọt vào mắt nhà tuyển dụng.

Nguồn: Theo VnEconomy, 11.5.2009

Các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp phối hợp chưa chặt chẽ trong các khâu của công tác XKLĐ gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động và dân sự ở ngoài nước; một số doanh nghiệp chuẩn bị nguồn chưa tốt, trong quá trình tuyển chọn chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động, còn nhiều hiện tượng tiêu cực như khai man lý lịch, chạy chọt để qua các vòng khám tuyển... Những đối tượng này đã tham gia XKLĐ mà không đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ và trình độ nghề nghiệp. Sau khi bàn giao lao động, phía đối tác kiểm tra và trả về, điều này đã gây ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức đưa đi và thiệt hại về kinh tế cho người lao động.

Một số doanh nghiệp được phép XKLĐ còn chạy theo lợi ích riêng trước mắt, chưa kết hợp lợi ích của công ty với lợi ích của quốc gia và người lao động do vậy ký kết hợp đồng để trả lương người lao động chưa thỏa đáng. Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ và việc quản lý công tác tuyển dụng lao động xuất khẩu chưa tốt.

Hoạt động quản lý, điều hành của các DNXKLĐ chưa thực sự hiệu quả. Với tính chất đặc thù của XKLĐ, các DN cần phải duy trì mối quan hệ rộng, nắm bắt nhanh mọi nguồn thông tin. Đó là mối quan hệ với các đối tác, với các chủ sử dụng nước ngoài; đó còn là mối quan hệ với các cơ quan quản lý trong nước, chính quyền địa phương, người lao động và gia đình của họ. Muốn làm được điều này đòi hỏi lãnh đạo DN phải làm tốt công tác quản lý và điều hành hiệu quả, phải tâm huyết với công việc, phải tiếp thu, học hỏi và nắm bắt nhanh nhạy các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)