84đến đi theo hợp
4.1.2. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trườngTrung Đông
báo hằng ngày bằng tiếng Anh: Times of Oman và Oman Daily Observer, một tạp chí tiếng Anh hằng tuần về thương mại Oman Commerce, cùng hàng chục tờ báo và tuần san bằng tiếng Ả Rập. Tất nhiên, người Oman nói tiếng Ả Rập, nhưng tiếng Anh ở đây là phổ biến, nên cũng là một thuận lợi cho các DN Việt Nam, kể cả lao động xuất khẩu, nếu họ được hướng dẫn kỹ tiếng Anh trước khi sang. Do Ôman chưa lập đại sứ quán tại Hà Nội và ta cũng chưa có đại sứ quán ở Muscat, nên muốn vào Ôman, các doanh nghiệp của ta có thể liên hệ trước với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Dubai (UAE), nhờ xin visa vào Ôman. Ôman có quan hệ ngoại giao với 135 nước, trong đó có Việt Nam. Là một trong 6 quốc gia thành viên của Hội đồng các Quốc gia vùng Vịnh nên Ôman có mức thuế tương tự như UAE, Côoét, Ảrập Saudi. Cái lợi là người lao động sẽ không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào từ lương. Ngoài ra, gọi điện thoại tại Ôman được miễn phí, gọi về Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam gọi đi.
Hiện nay, khoảng 570.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Ôman. Ôman rất cần lao động nước ngoài, chủ yếu lao động dịch vụ. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lao động và thời gian qua, đã có một số lao động được đưa sang làm việc, thu nhập tương đương ở các quốc gia cùng khu vực. Ôman sẽ là một lựa chọn hợp lý của người lao động Việt Nam. Ôman cung cấp việc làm cho người lao động từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Philippines và Thái Lan. Đa số các công nhân nước ngoài tại Ôman là từ Ấn Độ, Sri Lanka và Philippines. Đây là một đất nước thanh bình, nơi các công nhân nước ngoài có thể tránh được các điểm nóng trong khu vực vùng Vịnh Ả Rập, bao gồm cả Saudi Arabia, Yemen và Iran. Người lao động nước ngoài từ các nước như Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka, Nepal, Indonesia, Tanzania và Bangladesh làm các công việc chủ yếu như nội trợ, bồi bàn tại các khách sạn và nhà hàng, các trạm xăng dầu…; Các chuyên gia từ các nước phương Tây nắm giữ các công việc mà được coi là nghề có địa vị hoặc trung bình trong xã hội. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, vương quốc Ôman có nhu cầu nhận nhiều loại hình lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam với các ngành nghề như dầu khí, du lịch, khách sạn, xây dựng, nội trợ…Phía Ôman sẵn sàng nhận từ 20.000-30.000 lao động Việt Nam mỗi năm sang làm việc trong các ngành này.
4.1.2. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông Đông
Mục tiêu: Với lợi thế nguồn nhân lực trẻ dồi dào, được đào tạo, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong hợp tác lao động. Các khu vực có thể tiếp nhận hàng trăm nghìn lao động Việt Nam. Để tận dụng các cơ hội này, trong thời gian tới, ta tập trung nối lại hợp tác lao động với các địa bàn cũ và mở ra thị trường lao động mới, đặc biệt là các nước vùng Vịnh; nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam
99
trên thị trường Trung Đông. Phấn đấu đưa số lượng lao động của ta sang khu vực lên 50 000 người vào năm 2010 và 100 000 người vào năm 2015.
Nguồn: Thủ tướng chính phủ, Đề án Thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Trung Đông giai đoạn 2008-2015.