68đến đồng làm
3.1.2.4. Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trườngTrung Đông với số lượng ngày càng nhiều
74
Khu vực Trung Đông có nhu cầu rất lớn và đa dạng về chủng loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, khả năng thanh toán cao nhờ thu nhập từ dầu mỏ. Hàng hóa và đặc biệt là lao động Việt Nam đang thâm nhập thành công vào thị trường Trung Đông. Các nước Trung Đông mà nhất là các nước vùng Vịnh đang có xu hướng đẩy mạnh hợp tác lao động với Việt Nam và tiếp nhận ngày càng nhiều lao động của chúng ta.
Ông Ngô Văn Long, Giám đốc Trung tâm phát triển việc làm Hiteco tại Cata cho rằng, các DN Việt Nam chưa khai thác, tận dụng hết thế mạnh của mình ở thị trường tiềm năng này, số lượng lao động Việt Nam thấp hơn nhiều so với lao động các nước: Vào thời điểm có khoảng 7.000 lao động Việt Nam làm việc ở Trung Đông thì lao động đến từ Ấn Độ là 450.000 người, Nepal 320.000, Philippines 190.000 người...
Trong 5 tháng đầu năm 2010, chúng ta đã đưa được gần 30.000 lao động ra nước ngoài, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 5, đưa được hơn 6.400 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5% so với tháng trước, và gần gấp 3 lần so với tháng 5/2009. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm 44%, nhiều nhất là Đài Loan, 13.000 lao động, tiếp đó là Nhật Bản, gần 2.000 lao động. Khu vực Trung Đông chiếm 24,3%, với trên 7.000 lao động, trong đó thị trường UAE tiếp nhận trên 4.000 lao động, Saudi Arabia tiếp nhận 1.200 lao động, Baranh tiếp nhận 1.200 lao động… Khu vực Bắc Phi tiếp nhận hơn 2.300 lao động. Khu vực Đông Nam Á tiếp nhận khoảng 16,8% số lao động.
* Đối với thị trường UAE
UAE là một quốc gia có nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và khí ga vì vậy UAE nhanh
chóng chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong số các nước vùng Vịnh, UAE là nước sử dụng lao động nước ngoài nhiều thứ 2, với 1,3 triệu lao động Ấn Độ, 770 000 lao động Hy Lạp và các nước Ả rập khác, 750 000 lao động Pakistan. Tại UAE, xấp xỉ 90% lực lượng lao động tại đây là lao động di cư (năm 2004) và 90% lao động trong nước làm việc tại khu vực công cộng (năm 1995). Kết quả là ở đây tỉ lệ việc làm tăng cao đến 10% mỗi năm, nhưng tình trạng lao động trong nước thất nghiệp cao (từ 8-12% trong thời gian từ năm 2000 đến 2004) và hầu như không có tình trạng thất nghiệp đối với lao động nhập cư. Các công ty XKLĐ Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng cung ứng lao động cho thị trường UAE từ năm 1995. Đã có 64 doanh nghiệp XKLĐ đưa lao động sang UAE làm việc, ngành nghề chủ yếu của lao động ta là xây dựng, cơ khí xây dựng, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thủy sản, nhựa, may mặc, salon… Thu nhập của người lao động tại UAE vào khoảng 245 USD/tháng đối với lao động phổ thông và 300USD/tháng đối với lao động có nghề.
UAE bắt đầu trở lên thịnh vượng từ sau khi có nguồn đầu tư nước ngoài từ những năm 1970. UAE là một nước công nghiệp hoá cao và là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới. Bên cạnh nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, UAE đã đa dạng hóa nền kinh tế thông qua việc mở rộng ngành xây dựng, sản xuất chế tạo và dịch vụ.
Hiện nay chính quyền UAE đang thực hiện chính sách đa dạng hoá nguồn lao động nước ngoài, giảm sự lệ thuộc quá nhiều vào một số nguồn lao động truyền thống. Theo đó, chính quyền UAE phân loại các công ty trên cơ sở tỷ lệ quốc tịch lao động nước ngoài và khống chế chỉ tiêu cấp cho lao động đến từ mỗi nước. Do đó, các doanh nghiệp hiện đang có xu hướng tiếp nhận lao động từ các nước như Việt Nam, Inđônêxia, Sri Lanka và các nước Châu Phi vốn chưa có nhiều ở UAE [32].
75
Nhận định về thị trường lao động UAE, ông Nguyễn Quang Khai - Đại sứ Việt Nam tại UAE, cho biết: Có thể coi UAE là công trường lao động lớn nhất thế giới. Thời gian gần đây, do nguồn thu nhập từ dầu mỏ tăng cao cộng với việc Chính phủ UAE tập trung đầu tư xây dựng các công trình khổng lồ trong nước nên phía bạn đang cần lao động nước ngoài. Phía bạn cũng muốn đa dạng hóa nguồn cung lao động nên Chính phủ UAE tạo cơ hội cho cả lao động Việt Nam cùng lao động các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines vào làm việc. Trong những năm tới, UAE sẽ là thị trường tiềm năng đối với lao động Việt Nam.
Trong năm 2006, 2007, UAE đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước phái cử như Ấn Độ, Nepanl, Pakistan, Bangladesch, Sri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan, Phillipines. Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng cung ứng lao động vào thị trường UAE từ năm 1995. Hiện nay số lượng lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng ở đây khoảng 10 000 người, ngành nghề chủ yếu là xây dựng, cơ khí xây dựng, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thủy sản, nhựa, may mặc, salon…Đây là những ngành nghề mà UAE đang rất cần lao động cho quá trình xây dựng và phát triển của mình.
Bộ LĐTB&XH xác định Trung Đông là thị trường trọng điểm trong năm 2010 và nhiều năm tới. Bộ tiếp tục chỉ đạo triển khai chương trình đưa 4000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ ở UAE. Đây là chương trình hợp tác giữa chính phủ hai nước nên nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở để tiếp tục mở rộng hợp tác lao động giữa hai nước. Theo số liệu thống kê trên trang web của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH, 4 tháng đầu năm 2010, thị trường UAE đã tiếp nhận một số lượng lao động Việt Nam là 1148 người với các ngành nghề rất đa dạng như: Nhân viên thu ngân, thợ xây trát, thợ mộc, copha, thợ điện, thợ lắp ống, thợ hàn, đốc công, quản lý lao động, đầu bếp, phụ bếp, lao động phổ thông. Thu nhập theo lương(chưa tính làm thêm giờ) của lao động phổ thông khoảng 900 AED, của thợ khoảng từ 1300- 1800 AED, đốc công khoảng từ 2000-3000 AED, đầu bếp 500 USD, phụ bếp 350 USD. Hiện nay đã có 1 cán bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách công tác quản lý lao động tại UAE được cử sang làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại UAE, tạo thuận lợi cho lao động Việt Nam ở UAE.
* Đối với thị trường Arập Xêut
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Arập Xêut từ tháng 8 năm 2003. Hoạt động này bắt đầu phát triển từ cuối năm 2006, khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mở rộng đưa lao động Việt Nam sang làm việc có thời hạn ở Arap Xêut theo công văn số 4905/VPCP- VX của Văn phòng chính phủ. Hiện tại chúng ta đã đưa được khoảng 6000 lao động sang Arâp Xêut làm việc, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và khoảng 1476 nữ làm việc tại gia đình.
Tình hình lao động nhìn chung ổn định, thu nhập đảm bảo, tuy nhiên khi ở đây nếu có việc gì xảy ra thì xử lý khó khăn vì theo quy định của Arâp Xêut, việc xử lý lao động nước ngoài chủ yếu do người sử dụng lao động thực hiện. Đối với việc cấp vida cho lao động, từ trước đến nay các doanh nghiệp khi xin visa cho lao động phải sang một nước thứ ba là Thái Lan hoặc Malaysia do trước đây Arập Xêut chưa có đại sứ quán tại Việt Nam. Hiện nay đại sứ quán đã được thành lập nhưng chưa cấp visa tại đại sứ quán ở Việt Nam.
Bộ LĐTB&XH xác định Arập Xêut là một thị trường trọng điểm trong XKLĐ của Việt Nam. Theo số liệu thống kê trên trang web của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH, 4 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa được 1599 lao động sang làm việc ở đây với các ngành nghề: Thợ xây trát, thợ mộc, cốp pha, thợ điện, lắp ống,
76
thợ sắt, thợ cơ khí, giúp việc gia đình, lái xe, lao động phổ thông…với mức thu nhập chưa kể làm thêm là lao động có nghề 1000 RS, lao động phổ thông 800 RS, giúp việc gia đình 750 RS.
* Đối với thị trường Cata
Từ tháng 5 năm 2005, sau chyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tại Cata, các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Cata làm việc. Hiện nay có khoảng 7000 lao độngViệt Nam đang làm việc tại Cata.
Lao động Việt Nam làm việc tại Cata chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Mức lương cơ bản khoảng 190 USD/tháng đối với lao động không nghề và khoảng 250USD/tháng trở lên đối với lao động có nghề. Người lao động có thể làm thêm nên mức thu nhập đối với lao động phổ thông khoảng 250 USD/tháng, lao động có nghề khoảng 400USD/tháng, kỹ sư và đốc công khoảng 800-1000 USD/tháng.
Năm 2007, tình hình lao động Việt Nam làm việc tại Cata đã nổi lên một số vấn đề tiêu cực nhưng Bộ LĐTB&XH đã kịp thời chỉ đạo thực hiện chấn chỉnh tình trạng vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của người lao động, chấn chỉnh các doanh nghiệp đưa lao động sang Cata, tạm dừng hoạt động 22 doanh nghiệp vì chưa làm tốt công tác quản lý lao động ở nước ngoài.
Ngày 11. 01. 2008, Bộ trưởng Việt Nam và Cata đã ký Hiệp định về quy định tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc ở Cata trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của đoàn Bộ trưởng Bộ Lao động và Xã hội Cata. [32] Cuối năm 2008, ở Cata lại xảy ra các vụ việc như chủ sử dụng lao động chậm trả lương, không trả lương đúng hợp đồng đã ký, lao động vi phạm pháp luật nước sở tại… dẫn đến 400 lao động phải về nước trước thời hạn, chính phủ Cata ngừng cấp visa cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay mối quan hệ đã được giải quyết ổn thỏa, lao động Việt Nam lại tiếp tục được xuất khẩu sang Cata làm việc. Hiện nay Cata có khoảng 600 000lao động nước ngoài đang làm việc.
* Đối với thị trường Cô oét
Tháng 10.2005 đoàn công tác của Bộ LĐTB&XH do Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Cô oét đã thống nhất hợp tác đưa lao động có kỹ năng của Việt Nam trong các lĩnh vực y tế (y tá, bác sỹ), giáo dục làm việc cho các cơ quan của Chính phủ, xây dựng (chuyên gia cố vấn, tư vấn thi công, giám sát kỹ thuật…) chỉ đạo, điều hành các dự án của nhà nước. Cô oét rất mong muốn và sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ cho Việt Nam trong việc tham gia đấu thầu các dự án cũng như trong việc Việt Nam tham gia cung ứng lao động sang làm việc cho các nhà thầu tại Cô oét.
Hiện nay có khoảng 700 lao động Việt Nam đang làm việc tại Cô oét trong các công trường xây dựng, xưởng đóng tàu và trạm lọc dầu. Thu nhập của người lao động ở đây khoảng từ 4-7 triệu đồng/tháng, ăn ở miễn phí do chủ sử dụng cung cấp.
*Đối với thị trường Baranh
Baranh là một đất nước đang phát triển, nhu cầu lao động nước ngoài lớn. Hiện nay chúng ta có khoảng 2796 lao động đang làm việc ở Baranh, chủ yếu trong lĩnh vực đóng tàu, xây dựng.
Tháng 12-2007 chuyến thăm chính thức của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tới Baranh đã đạt kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực hợp tác lao động tại Baranh, nước bạn cho biết đang cần thêm hơn 100 nghìn lao động nước ngoài. Phó Thủ tướng
77
Al Kha Li Fa nhất trí ngay với sáng kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng rằng Baranh đầu tư mở một trường dạy nghề tại Việt Nam để trang bị cho người lao động vốn kiến thức cần thiết về ngôn ngữ, về văn hoá Ảrập và tay nghề nhằm tạo nguồn nhân lực có