84đến đi theo hợp
4.1.2.2. Trung Đông là thị trường trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam; Xuất khẩu lao động sang Trung Đông cần được đảm bảo với quy mô, chất
của Việt Nam; Xuất khẩu lao động sang Trung Đông cần được đảm bảo với quy mô, chất lượng ngày càng cao, chú trọng trình độ người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng xác định từ năm 2009 trở về sau, thị trường Trung Đông đóng vai trò trọng điểm, với mục tiêu mỗi năm đưa được khoảng 25.000 người. Ngoài ra, thị trường Đông Âu (gồm Nga, Czech, Slovakia, Bulgaria, Romania,...) cũng từng được đặc biệt quan tâm với kỳ vọng mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người .
Nguồn: VnEconomy - 18/12/2009.
Đa dạng hóa thị trường các nước khu vực Trung Đông, đa dạng hóa ngành nghề lao động, hình thức xuất khẩu lao động. Giai đoạn 2009- 2010 tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở Trung Đông thông qua các doanh nghiệp dịch vụ là chính, đồng thời tăng dần tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức trúng thầu, nhận thầu và đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2011- 2015 phấn đấu để số lượng lao động đưa đi theo hình thức trúng thầu, nhận thầu chiếm tỷ trọng quan trọng.
Yêu cầu số 1 trong công tác XKLĐ là nâng cao chất lượng lao động. Các doanh nghiệp XKLĐ phải tổ chức giáo dục định hướng, đào tạo lao động theo chuẩn mà Bộ LĐTB&XH đã phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng lao động, phù hợp với yêu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động các nước Trung Đông. Về lâu dài, ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta cần đặt mục tiêu đào tạo thanh niên đến tuổi trưởng thành phảỉ có đủ năng lực như trình độ văn hóa, tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật… để họ đủ điều kiện quyết định cuộc sống của mình là vào đại học, học công nhân kỹ thuật hay đi làm việc ở nước ngoài.
Trước khi đi làm việc ở Trung Đông, người lao động phải được trang bị những kiến thức cơ bản: Phải xác định rõ mục đích đi làm việc ở nước ngoài; được cung cấp đầy đủ thông tin về XKLĐ và hiểu về quy trình tuyển chọn; được đào tạo nghề và ngoại ngữ; có sức khỏe; có nề nếp tác phong công nghiệp; có hiểu biết về những vấn đề pháp luật, những quy định của các nước Trung Đông; hiểu biết về phong tục, tập quán của các nước Hồi giáo.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu sang Trung Đông thông qua việc triển khai đề án khuyến khích đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp XKLĐ dầu tư vào hoạt động dạy nghề. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu vào Trung Đông, mở rộng đối tượng được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để tham gia học nghề đi XKLĐ. Công tác thông tin tuyên truyền
101
được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan chính quyền cơ sở và người lao động về hoạt động XKLĐ, đặc biệt là nhận thức của người lao động về sự cần thiết trong việc tự bồi dưỡng, học tập nâng cao tay nghề và ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường Trung Đông.
Cần đầu tư 3 trung tâm đào tạo nghề cho XKLĐ Trung Đông ở ba vùng Bắc, Trung, Nam để đào tạo các nghề đặc thù, nghề yêu cầu công nghệ cao mà các thị trường Trung Đông cần; xây dựng mô hình đào tạo lao động xuất khẩu để hướng dẫn hệ thống dạy nghề đào tạo lao động xuất khẩu.
Đa dạng hóa cơ cấu, ngành nghề trong hoạt động XKLĐ, tận dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, tạo điều kiện để nước ta tăng cường hội nhập vào thị trường lao động thế giới. Trong quá trình XKLĐ sang Trung Đông, ngoài việc dựa vào số lượng lao động phổ thông đông đảo, Việt Nam cần phải hướng tới đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng của khu vực này. Như vậy, trong XKLĐ sang Trung Đông, chúng ta vừa` phải tập trung đào tạo chuyên sâu, thành thạo chuyên môn cho lao động xuất khẩu làm công việc giản đơn, vừa có chiến lược đào tạo lao động xuất khẩu có trình độ cao.