Cung lao động ở GCC

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 28)

Trong giai đoạn 1980-1990, tốc độ tăng trưởng dân số của Côoét trung bình là 4,5%/năm, Cata 7,5%/năm, Ôman 4,6%/năm, Arập Xêut 4,8%/năm, Baranh 3,4%/năm và UAE là 6,8%/năm. Trong giai đoạn 1990-2000, tốc độ tăng dân số ở Côoét là 3,6%/năm, Cata 2,1%/năm, Ôman 3,3%/năm, Arập Xêut 2,7%/năm, Baranh 2,5%/năm, UAE 2,5%/năm. Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng dân số của các nước GCC tuy có giảm, nhưng vẫn thuộc diện cao nhất thế giới [128]. Vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng dân số của UAE là 7,2%/năm, cao nhất GCC và của Bahrain là 2%/năm - thấp nhất GCC, trong khi tốc độ tăng trưởng dân số trung bình của các nước đang phát triển chỉ là 1,2%/năm. Chính tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, nên cơ cấu dân số ở GCC hiện nay đang ở “giai đoạn vàng” về lực lượng lao động. Theo số liệu của Economist Intelligence Unit, năm 2009 cơ cấu dân số của GCC phân theo nhóm tuổi như sau: từ 0-14 tuổi chiếm 30,38% dân số, từ 15-64 tuổi chiếm 50,16% dân số, trên 65 tuổi chiếm 19,46% dân số.

29

Sự di cư đã tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển lực lượng lao động ở các nước GCC.

Số lượng công nhân xa xứ cho thấy sự tăng nhanh nhu cầu về lao động theo sau giá dầu tăng cao trong những năm 1970. Giữa những năm 1980, có 4.1 triệu kiều bào nước ngoài làm việc cho những quốc gia xuất khẩu dầu trong GCC, chiếm khoảng 67% tổng số lao động và gần 26% dân số. Theo một vài ước tính, gần 10% lực lượng lao động của Ai Cập và gần 15% lực lượng lao động của Cộng hòa Yemen đi xuất khẩu lao động trong khu vực vào những năm 1980.

Hình 2.8: Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động từ năm 1975

đến năm 2000 ở các nước GCC 0 10 20 30 40 50 60 70 80 bahrain (percent)

oman qatar united

arab 90 100 kuwait saudi arabia emirates 1975 1985 1995 2000

Nguồn : Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003.

Lực lượng lao động của GCC có sự phát triển từng bước. Từ năm 1975 đến năm 1985 là những năm đỉnh điểm của sự phát triển chủ yếu là dầu trong khu vực, các nước thành viên GCC đã chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy ở lực lượng lao động, tăng 7,7% mỗi năm, trong đó ở Baranh là 10,5% và Saudi Arabia là 8,1%. Sự tăng đột biến này chủ yếu là do số lượng lớn dân nhập cư tìm việc làm ở các nước trong vùng Vịnh nơi đang mở rộng tăng trưởng kinh tế nhưng lại thiếu nhân công. Trong những năm này, lực lượng lao động ngoại quốc tăng trung bình 13% mỗi năm, trong đó 15% ở Baranh và 17% ở Saudi Arabia. Nhìn chung, ở các nước thành viên GCC, người ngoại quốc chiếm hơn 67% lực lượng lao động năm 1985, tăng hơn so với 39% cách đây 10 năm.

Khi giá dầu giảm vào giữa những năm 1980, sự phát triển trong khu vực cũng như nhu cầu lao động giảm theo. Tỷ lệ lao động ở GCC giảm ở mức 4,4% từ 1985 đến 1995 đã phản ánh mức giảm 4,4% tỷ lệ lao động ngoại quốc và mức tăng từ 1,6% lên 4,5% tỷ lệ lao động trong nước. Tổng số lao động ngoại quốc ở GCC tiếp tục tăng trong suốt năm 1995, xu hướng này bắt đầu biến mất khi sức ép dân số ở các nước thành viên GCC đã dẫn tới số lượng lớn người dân sở tại phải tìm kiếm việc làm [151, tr.58].

Khi giá dầu giảm, đa số các nước vùng Vịnh bắt đầu chứng kiến sự tăng dân số của nhóm tuổi từ 15 trở lên. Sức ép cung lao động trong nước đã tăng kể từ sau những năm 1990. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng tăng đến 4,9% mỗi năm ở các nước thành viên GCC, nhưng sau đó

30

giảm xuống còn 2,8% mỗi năm từ năm 1995 đến năm 2000. Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động duy trì mức ổn định hoặc giảm sút ở hầu hết các nước thành viên GCC từ mức trung bình 67% năm 1995 chỉ còn 64% năm 2000. Sự suy giảm tệ nhất là ở Saudi Arabia, nơi có số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động giảm từ 64,2% còn 55,8% [151, tr.59].

Theo hình 2.9, ở các nước GCC, giai đoạn từ 1975- 1985, lực lượng lao động ngoại quốc chiếm tỷ lệ rất cao, đến giai đoạn 1985- 1995, lực lượng lao động trong nước và lực lượng lao động ngoại quốc có tỷ lệ ngang bằng nhau nhưng đến giai đoạn 1995- 2000 thì lực lượng lao động trong nuớc đã cao hơn nhiều lực lượng lao động ngoại quốc.

Hình 2.9: Sự phát triển tỷ lệ lao động ở các nước thành viên GCC

trong giai đoạn 1975-2000

0 1975-85 1958-95 1995-2000 (percent) Nationals Nonnationals 2 4 6 8 10 12 14

Nguồn: Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003.

Đánh giá về nguồn cung lao động ở Trung Đông, ta cần nhận thấy: Theo tiềm năng kinh tế, Trung Đông được phân thành ba nhóm nước, thứ nhất là nhóm nước nghèo tài nguyên, có quy mô dân số nhỏ, thu nhập đầu người trung bình, bao gồm Libăng, Gioocdani; thứ hai là nhóm nước giàu tài nguyên, quy mô dân số lớn, dư thừa lao động và đều là những nước xuất khẩu lao động, bao gồm: Iran, Irắc, Ixraen, Manta, Xiri, Tây bán cầu và dải Gada, Yemen; thứ ba là nhóm nước giàu tài nguyên, hầu hết có quy mô dân số nhỏ, thu nhập bình quân đầu người cao, khan hiếm lao động và phải nhập khẩu lao động, đó là 6 nước: Arập Xêút, UAE, Ba ranh, Cô oét, Cata, Ô man.

Nhìn chung, Trung Đông có nguồn cung lao động dồi dào, dân số tăng trưởng nhanh làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ. Đặc biệt, vấn đề cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động cũng đang thay đổi, lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế đang ngày càng tăng lên. Nhờ sự đầu tư đúng đắn của các cấp chính phủ MENA về nguồn nhân lực, lực lượng lao động ở đây có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đối với khu vực GCC, sự di cư đã tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển

31

lực lượng lao động của khu vực này. Mặc dù lực lượng lao động ngoại quốc ở khu vực này rất lớn nhưng lực lượng lao động trong nước vẫn có xu hướng cao hơn lực lượng lao động ngoại quốc như ở Baranh, Arap Xêut, Ôman.

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)