Cần coi xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông là một hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại những lợi ích kinh tế xã hội không nhỏ cho đất nước

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 99 - 100)

84đến đi theo hợp

4.1.2.1. Cần coi xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông là một hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại những lợi ích kinh tế xã hội không nhỏ cho đất nước

kinh tế đối ngoại đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ cho đất nước

Phát triển quan hệ hợp tác với Trung Đông nhằm thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Chúng ta cần tận dụng mối quan hệ chính trị hữu nghị tốt đẹp để làm cơ sở đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thông qua hợp tác kinh tế để củng cố quan hệ chính trị. Việt Nam cần tập trung vào một số lĩnh vực hợp tác như đầu tư, thương mại, lao động, dầu khí…; chọn các đối tác trọng điểm, có tiềm năng; có biện pháp đề phòng những khó khăn có thể xảy ra như hoạt động khủng bố hoặc sự bất ổn về chính trị. Trong khi thúc đẩy phát triển quan hệ cần chủ động đề phòng và tránh làm nảy sinh những xung đột về văn hóa, tôn giáo…

Trong lĩnh vực lao động, trước đây chúng ta hợp tác lao động với các nước XHCN cũ, ít nhiều mang tính chất tương trợ, giúp đỡ hữu nghị lẫn nhau. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, XKLĐ nói chung, XKLĐ sang Trung Đông nói riêng là một hoạt động kinh tế hoàn toàn dựa trên quan hệ cung - cầu sức lao động. Bên cung lao động phải tính để sao cho hoạt động của mình có thể bù đắp chi phí và có lãi; bên cầu lao động cũng phải xem xét nhập lao động nào, số lượng, chất lượng, trình độ nào, giá cả ra sao để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hoạt động XKLĐ sang Trung Đông phải được tổ chức thực hiện bởi các cơ sở kinh tế tự chủ về tài chính. Phương thức thực hiện XKLĐ sang Trung Đông chủ yếu dựa trên các hợp đồng cung ứng và sử dụng lao động giữa các tổ chức kinh tế của các quốc gia. Nhà nước chỉ cần ký các hiệp định nguyên tắc để giải quyết vấn đề nhập cư lao động và bảo vệ lao động của ta ở Trung Đông, các cơ sở kinh tế hoạt động XKLĐ của ta sẽ ký với các cơ sở kinh tế của Trung Đông các hợp đồng cung ứng và sử dụng lao động cụ thể. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật đi làm việc ở Trung Đông. Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở Trung Đông phải được hoàn thiện và phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn của kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập và phân công lao động quốc tế.

Nhà nước rất coi trọng mục tiêu kinh tế đối với hoạt động XKLĐ nói chung, hoạt động XKLĐ sang Trung Đông nói riêng. Tuy nhiên hoạt động này gắn liền với yếu tố con người và xã hội, kết quả của nó bao giờ cũng là kết quả về kinh tế và kết quả về xã hội. Vì vậy nhà nước phải quan tâm đến cả mục tiêu kinh tế, cả mục tiêu xã hội ngay từ đầu và trong suốt cả quá trình XKLĐ sang Trung Đông. Mục tiêu xã hội được thể hiện ở vấn đề tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động xã hội, là vấn đề bảo vệ người lao động ta ở Trung Đông, là trình độ nghề nghiệp và lối sống của người lao động sau quá trình XKLĐ...

Vấn đề XKLĐ hiện nay đã trở nên sâu rộng và phức tạp. XKLĐ sang Trung Đông phải được đặt tương ứng với những mục tiêu kinh tế và xã hội để bảo vệ các quyền lợi của người lao động, để ngăn chặn tình trạng bóc lột của trung gian và môi giới, để cho việc di cư trở nên an toàn và mang lại lợi ích cho người dân. XKLĐ sang Trung Đông cũng phải được liên kết với chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia dài hạn của Việt Nam. XKLĐ sang Trung Đông là một sức mạnh tích cực nhưng không phải tối quan trọng trong sự phát triển

100

bền vững của quốc gia. Nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam là phải và sẽ luôn luôn giữ cho XKLĐ sang Trung Đông tăng trưởng ở mức tối đa một cách hợp lý như một công cụ tạo công ăn việc làm hợp pháp và nâng cao mức sống của người lao động, với phương châm: Thăm dò thận trọng, đầu tư trọng điểm, ổn định lâu dài, nguyên tắc chặt chẽ.

Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội [43].

Một phần của tài liệu xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)