84đến đi theo hợp
4.1.2.4. Ưu tiên xuất khẩu lao động sang các nước vùng Vịnh, tập trung vào những ngành nghề đối tác yêu cầu
ngành nghề đối tác yêu cầu
Nói đến quan hệ Việt Nam - Trung Đông, không thể không đề cập đến hợp tác lao động giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, đặc biệt là đối với các nước GCC. Đây là nhóm nước có nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội lớn và thiếu nguồn nhân lực nghiêm trọng.
Để bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều nước Trung Đông đã, đang và sẽ nhập khẩu nhiều lao động nước ngoài, từ lao động phổ thông đến lao động có tay nghề, có trình độ cao. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần 70% lực lượng lao động của Trung Đông là lực lượng lao động nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, trẻ và đang được đào tạo. Chúng ta xem đây là lợi thế của Việt Nam để thúc đẩy hợp tác lao động khu vực Trung Đông nói chung, đặc biệt là các nước khu vực vùng Vịnh nói riêng.
Theo tờ "Doanh nghiệp Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất" ngày 20/1/2010, chính phủ các nước sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh đã sử dụng thành công các gói kích thích kinh tế lớn để làm dịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và duy trì vị trí của khu vực này như một đích đến đầu tư then chốt.
Uỷ ban kinh tế xã hội LHQ về Tây Á (ESCWA) có trụ sở tại Beirut (Lebanon) dự báo, bất chấp việc cắt giảm mạnh sản lượng dầu thô theo thỏa thuận giảm nguồn cung của Tổ chức các nước
103
xuất khẩu dầu lửa (OPEC), tăng trưởng kinh tế gộp chung của 6 nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) sẽ chỉ giảm khoảng 0,2% trong năm 2009, nhưng dự kiến sẽ hồi phục 3,9% trong năm nay. Báo cáo của GCC và 7 nước Arập khác cho rằng, đối với toàn bộ khu vực Arập, sự hồi phục dần của nền kinh tế toàn cầu sau hơn một năm khủng hoảng sẽ góp phần cải thiện tâm lý kinh tế từ bi quan sang lạc quan.
Tại GCC, giá dầu tăng sau khi giảm mạnh trong quý IV/08 và quý I/09 đã tạo tâm lý lạc quan và đặt 6 nước thành viên hướng tới sự hồi phục hoàn toàn trong năm 2010. Hơn nữa, một số kịch bản tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã không xảy ra, trong đó, khủng hoảng cán cân thanh toán và mất giá đồng tiền đã không trở thành hiện thực ngay cả tại những nước yếu kém về tài khoản vãng lai. Lo ngại về làn sóng di cư ồ ạt của các lao động nước ngoài ra khỏi các nước thành viên GCC đã không diễn ra. Các cơ quan tiền tệ khu vực đã bảo vệ thành công lĩnh vực ngân hàng, trong khi các cơ quan tài chính tích cực làm giảm tác động xấu từ cuộc suy thoái toàn cầu.
Dự kiến, giá dầu thô trung bình của OPEC trong năm 2010 sẽ là 45,6 USD đến 83,2 USD/thùng, với mức dự báo trung bình là 63,7 USD/thùng. Dựa vào mức dự báo này, doanh thu xuất khẩu dầu lửa trong khu vực dự kiến sẽ hồi phục với mức tăng tích cực gần 9,6% trong năm 2010, sau khi giảm khoảng 38% trong năm 2009 do giá dầu và sản lượng thấp.
Viễn cảnh cho năm 2010 của các nước vùng Vịnh phụ thuộc vào sự hồi phục nhu cầu bên ngoài giá dầu thô, quan điểm tài chính tích cực, và sự điều chỉnh cán cân thanh toán suôn sẻ của các nhà kinh tế. Tăng trường GDP thực tế của các nền kinh tế vùng Vịnh trong năm 2010 dự kiến sẽ đạt 3,9%.