7. Kết cấu của luận án
3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 1 Thành tựu
- Đối với đội ngũ phi công nói chung đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ bay do ngành hàng không, hãng hàng không giao phó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong hai thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng cao, số lượng máy bay thuê, thuê mua cũng như mạng đường bay tăng lên với tốc độ rất nhanh nhưng đội ngũ phi công nói
chung, phi công Việt Nam nói riêng đã cố gắng học tập, rèn luyện tích lũy kinh nghiệm và thực hiện hàng chụ triệu chuyến bay an toàn, có hiệu quả.
- Đội ngũ phi công của ngành hàng không Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng bằng nhiều cách thức khác nhau để giảm tỷ lệ phi công phải thuê nước ngoài. Trong đó VNA đã rất nỗ lực giảm số phi công phải thuê từ 70% xuống 28% năm 2014. Chất lượng đội ngũ phi công, tập thể phi công và từng PC Việt Nam về sức khỏe, trí tuệ, bản lĩnh, trình độ chuyên môn đã đạt mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tiếng Anh hàng không của PC Việt Nam đạt trình độ từ level 4 trở lên theo qui định của ICAO. Về số lượng: So với năm 2000, tốc độ tăng lao động bình quân 4,5%/năm (tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm), cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều thuận phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải hàng không, cơ cấu lao động chuyên ngành có xu hướng tăng trong cơ cấu chung, tỷ lệ phi công là người Việt Nam tăng từ 50% lên 71 %; cơ bản lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành. Về chất lượng: So với năm 2000, tỷ lệ có trình độ trên đại học tăng 0,2%, đại học tăng 0,3%, tỷ lệ lao động phổ thông giảm 02% [68].
- Chế độ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng đãi ngộ, cùng những quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa PC và nhà khai thác (AOC) đã được hình thành và đi vào cuộc sống. Sự phát triển của công nghệ truyền thông và internet giúp nhiều ứng viên tiếp cận được với nghề lái bay. Trình độ phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống tăng lên hình thành lớp thanh niên có trí tuệ, có sức khỏe có thể dự tuyển làm nghề lái bay dân dụng. Thị trường phi công ngày càng trở nên sôi động và vận hành theo những quy luật của nó, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế tự bỏ tiền cho con em theo học nghề lái bay ở những trường có uy tín trên thế giới, hình thành nên nguồn bổ sung PC quan trọng cho thị trường sức lao động PC và các hãng hàng không.
- Cơ cấu đội ngũ phi công Việt Nam phát triển khá đầy đủ về chủng loại theo chức trách nhiệm vụ và chuyên môn nghề nghiệp. Ngành hàng không Việt Nam không chỉ có đội ngũ phi công làm nhiệm vụ khai thác thương mại bình thường như PIC, captain, F/O điều khiển các loại máy bay
như: Boeing B767/b777, Airbus A350/330/321/320, ATR72 và Fokker 70;
mà còn từng bước hình thành đội ngũ phi công được bộ nhiệm thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước như: thanh tra bay, kiểm tra bay, giáo viên bay...Từng bước đặt nền móng để hình thành nguồn lực cho việc xây dựng trường lớp, cơ sở đào tạo huấn luyện phi công của Việt Nam.
3.3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu
Những thành tựu về phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành hàng không trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, các chủ trương chính sách về phát triển ngành hàng không dân dụng đã có tác động quyết định đến sự phát triển của ngành với sự mở rộng và lớn mạnh không ngừng của các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không, từ đó đã tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển không ngừng về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực phi công. Bên cạnh sự đầu tư to lớn của Nhà nước đối với ngành hàng không nói chung, các doanh nghiệp hàng không của Nhà nước nói riêng về phát triển nguồn nhân lực phi công, đã thu hút được nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực phi công ngày càng to lớn từ các chủ thể ngoài nhà nước, cả trong và ngoài nước.
Thứ hai, sự hoàn thiện không ngừng về hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế về vận tải hàng không dã tạo lập khung khổ pháp lý ngày càng đầy đủ, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không lớn mạnh. Bên cạnh những thể chế chung về kinh doanh vận tải hàng không theo hướng hội nhập quốc tế, những thể chế về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đã cho phép các hãng hàng không có thể lựa chọn cơ chế, phương thức phù hợp để phát triển nguồn nhân lực phi công, tạo thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn nhân lực phi công đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, cơ cấu để thực hiện các nhiệm vụ vận tải hàng không.
Thứ ba, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho nguồn nhân lực phi công không những có thể bổ sung về số lượng, mà còn nâng cao không ngừng về chất lượng, bổ sung các tri thức mới về khoa học – công nghệ hàng không thông qua đào tạo, bồi dưỡng phi công cập nhật theo chuẩn quốc tế, thông qua hợp tác, liên kết quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng phi công, giúp cho phi công Việt Nam nhanh chóng làm chủ công nghệ trên những máy bay hiện đại, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay không những trên các đường bay nội địa, mà cả trên các đường bay dài quốc tế.
Thứ tư, sự nỗ lực của các chủ thể kinh doanh vận tải hàng không thông qua các hoạt động phát triển thị trường, đường bay, bổ sung, cập nhật các thế hệ máy bay hiện đại và nỗ lực hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ... đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nguồn nhân lực phi công. Môi trường cạnh tranh giữa các hãng hàng không thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng tạo xung lực mới cho sự phát triển và phân phối, sử dụng nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân