Kinh nghiệm của Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 59 - 60)

Tại châu Âu, các phi cơng của bay hàng khơng dân dụng có thể được đào tạo lại theo hướng chuyển loại từ loại phi công lái bay này sang phi công lái loại bay khác. Song trước hết, ứng viên phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể về trình độ và thể lực. Thời gian đào tạo trung bình đối với phi cơng là hai năm.

Tại châu Âu, các trường đào tạo các phi công được xếp hạng ngang bằng các cơ sở đào tạo trình độ đại học. Giấy chứng nhận phi công lái bay dân dụng - ATPL thường được cấp cho học viên sau quá trình đào tạo với thời gian từ 20 đến 25 tháng. Đồng thời, các phi công được tạo cơ hội để đào tạo chuyển loại từ phi công lái bay loại này sang phi công lái bay loại khác. Theo quy định, học viên được học khóa đào tạo đầu tiên PPL - phi cơng nghiệp dư, và sau đó phải tiếp tục học tiếp để được cấp giấy chứng nhận phi công chuyên nghiệp. Để nhận được giấy chứng nhận phi công chuyên nghiệp, học viên phải bổ sung them các chứng chỉ như chứng chỉ điều khiển bay có nhiều đọng cơ, chứng chỉ bay đêm, chứng chỉ về sự thành thạo sử dụng các thiết bị của bay v.v. Khoảng thời gian từ 20 đến 25 tháng đào tạo ban đầu, về thực chất mới chỉ là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản đối với phi cơng hàng khơng dân dụng. Đó là nền kiến thức cơ sở để học viên có thể trở thành phi công lái một loại bay dân dụng nhất định, do đó để trở thành phi cơng thực sự có thể lái một chủng loại bay dân dụng nào đó, ví dụ như Boeing, học viên cần phải nhận được chứng nhận lái loại bay đó (type-rating). Ngồi ra, các học viên cịn phải trải qua khóa đào tạo về quan hệ tương tác với các thành viên khác trong tổ lái.

Một số hãng hàng khơng, ví dụ như, Lufthansa, có cơ sở đào tạo phi cơng của riêng mình. Trong các cơ sở đào tạo như vậy, học viên trước hết phải được đào tạo đến trình độ ATPL, học viên phải nhận được tất cả các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cần thiết. Các hãng khác có thể tuyển dụng phi công từ số các học viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo phi công độc lập và tiếp tục đào tạo cho họ các kỹ năng thực hành. Ngày nay, tất cả các hãng hàng khơng lớn đều thường xun cố gắng tìm kiếm, thu hút nhân sự phi công, bởi

lẽ ở cả châu Âu và tồn thế giới đã có xu hướng thiếu hụt NNL phi cơng trình độ cao. Hiện nay, trong Liên minh Châu âu đang triển khai thực hiện dự án "Bầu trời châu Âu", trong đó có thực hiện những quy định thống nhất cho tất cả các hãng hoạt động trong liên minh liên quan đến việc đào tạo và bằng cấp của tổ lái. Ví dụ, Nội dung phổ biến trong các chương trình đào tạo phi công lái Boeing gồm các bước: trước tiên ở các cơ sở đào tạo, học viên phải vượt qua tất cả các học phần đào tạo lý thuyết. Sau đó học viên phải luận tập thực hành tại phi trường. Trong đó, học viên phải đảm bảo học 87 giờ - bay bằng mắt, 95 giờ - bay bằng thiết bị, 5 giờ - bay đêm bằng mắt, 13 giờ - bay trên các bay có nhiều động cơ với sự tương tác với các thành viên của phi hành đoàn. Ngoài ra, trước khi tốt nghiệp và để được trở thành phi cơng thực sự, học viên cịn phải luyện tập thời gian rất dài. Tại châu Âu, để trở thành phi công yêu cầu phải đạt mức bay thực hành tối thiểu là 1.500 giờ bay, trong đó có 500 giờ làm phi cơng lái chính có giám sát. Hoặc 250 giờ bay một mình. Ngồi ra, học viên còn phải trải qua thực hành với mức thời gian nhất định về bay thiết bị, bay theo đường bay, bay đêm, bên canh những tiêu chí về trọng lượng, chiều cao và sức khỏe thể chất của các học viên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)