Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về đào tạo, bồi dưỡng phi công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 154 - 157)

7. Kết cấu của luận án

4.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về đào tạo, bồi dưỡng phi công

4.2.7.1. Tăng cường quan hệ cấp Nhà nước về hợp tác đào tạo phi công cơ bản

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước tăng cũng như các địa phương, các ngành, doanh nghiệp tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các hình thức quan hệ đối ngoại sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ký kết các hiệp định, hiệp ước về giáo dục đào tạo, trong đó có thể xúc tiến đào tạo phi công cho Việt Nam. Đặc biệt các nguồn ODA của Chính phủ các nước cho nước ta, các cơ quan nhà nước có thể yêu cầu phía đối tác dành một phần cho việc đào tạo phi công thương mại góp phần thúc đẩy ngành hàng không

Việt Nam phát triển, hội nhập vào sân chơi chung của thị trường hàng không khu vực và thế giới.

4.2.7.2. Tăng cường quan hệ giữa các hãng hàng không trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài

Bảo đảm đội ngũ người lái một cách chủ động là vấn đề sống còn đối với hãng hàng không cũng như duy trì hiệu quả kinh doanh. Do đó tất cả các hãng hàng không đăng ký quốc tịch Việt Nam đề cố gắng đào tạo phi công cho mình. Như đã phân tích, thuê phi công thường bị động và nhiều rủi ro nên phương án đào tạo phi công là tối ưu hơn cả. Đi đầu trong việc đào tạo phi công là hãng hàng không quốc gia, trải qua hai thập kỷ xây dựng và trưởng thành đã đào tạo được hàng trăm phi công thương mại. Cách thức mà VNA sử dụng một cách phổ biến là: trên cơ sở phát huy nội lực, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, viện trợ của các tổ chức quốc tế chủ yếu là các đối tác bán bay cho Vietnam Airlines (Boeing và Airbus) để tạo thêm nguồn vốn cho việc đào tạo, huấn luyện phi công các loại. Trong bối cảnh đất nước còn nghèo, thiếu vốn thì việc khai thác nguồn vốn bên ngòa rất quan trọng. Hơn thế, việc đào tạo phi công không chỉ tốn kém, mà còn cần đội ngũ giáo viên và phượng tiện học phức tạp, kỹ thuật công nghệ hiện đại. bay để học tập, huấn luyện thậm chí còn đòi hỏi trang thiết bị cao hơn bay vận tải thông thường. Hợp tác, liên kết với các trung tâm đào tạo huấn luyện phi công có uy tín trên thế giới là bước đi tắt, đón đầu để có thể tạo lập những cơ sở đào tạo trong nước.

4.2.7.3. Phát huy các nguồn lực trong nhân dân và kiều bào ở nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực phi công tự túc các hộ gia đình

Phi công dân dụng thương mại là công việc phức tạp, muốn trở thành nghề nghiệp chuyên môn đòi hỏi phải có một số tiến khá lớn, khoảng 120 ngàn đến 200 ngàn đô-la Mỹ. Thời kỳ “bao cấp” hãng hàng không bỏ toàn bộ chi phí để tào tạo phi công, song nhu cầu phi công ngày cần nhiều hơn, với quy mô đào tạo 40 đến 60 phi công một năm sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của các hãng mở rộng mạng bay, tần suất bay và tăng tải cung ứng. Đồng thời là quá trình xã hội hóa đào tạo nghề, trong đó có ngề lái bay. Nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa khyến khích mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường. Phi công dân dụng thương mại cũng từng bước hòa nhập vào thị tường sức lao động phi công. Nhà nước không thể tiếp tục bao cấp và cũng không cần thiết phải bao cấp việc đào tạo phi công, do đó gia đình, người thân đã bỏ tiền để cho con em mình học lái bay.

Thân nhân của kiều bào ở nước ngoài, thông qua nhiều mối quan hệ khác nhau có thể môi giới, thông tin, giúp đỡ người thân quen trong nước đưa con em ra nước ngoài học lái bay ở những trường, trung tâm có uy tín, đặc biệt ở các nước như Mỹ, Úc, Pháp...

Với trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống làm ăn trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, hằng năm gửi về nước hơn 10 tỷ đo-la Mỹ, chắc chắn sẽ có nhiều thanh niên trong nước được học “tự túc” nghề lái bay ở nước ngoài bằng nguồn lực rất có ý nghĩa này.

Đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế về hàng không dân dụng. Trong giai đoạn vừa qua các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không Việt nam đã tăng cường và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện phi công. Mặc dù nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, chỉ đủ để đào tạo PCCB, song nhu cầu đào tạo phi công để cung cấp cho các hãng hàng không theo tiêu chuẩn của ICAO rất lớn, để giải quyết những bất cập này, Cục HKVN đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo phi công để tạo khung khổ pháp lý và chỉ dẫn, khuyến cáo các hãng hàng không, gia đình và học viên theo học những cơ sở đào tạo có uy tín mà cụ Hàng không đã thẩm định.

Đặc biệt Cục HKVN có quan hệ chặt chẽ với ICAO và Tổng Cục HKDD Pháp để đào tạo kỹ sư và thạc sĩ về đủ điều kiện bay (về bảo dưỡng máy bay- Aircraft Airworrthinees Maintenance (02 người) và về kỹ thuật Aircraft Airworrthinees Engineering (2 người)); đào tạo lĩnh vực quản lý cảng hàng không tại Học viện hàng không Incheon Hàn Quốc (40 người); Phòng chống khủng bố, quản lý, giám sát An ninh hàng không và Khẩn nguy sân bay tại Liên bang Nga (60 người).

Mời chuyên gia ICAO tổ chức các khóa đào tạo tại Việt Nam về cấp chứng chỉ sân bay (40 người); Luật hàng không quốc tế (40 người), Chương trình an toàn quốc gia - SSP (60 người); Hệ thống quản lý an toàn hàng không - SMS (40 người), Thanh tra quốc gia - Chương trình đào tạo an ninh hàng không và các khóa học về kiểm soát rủi ro, phòng chống khủng bố, kiểm soát khủng hoảng cho 160 lượt cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ quản lý các doanh nghiệp hàng không.

Mặc dù trên thế giới có rất nhiều quốc gia có khả năng đào tạo phi công, nhưng xét trên góc độ phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chi phí và chất lượng đầu ra, các hãng hàng không của Việt Nam nên tiếp tục chọn lựa một số cơ sở đào tạo có tính truyền thống phù hợp như: Úc, Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Singapore được Cục HKVN phê chuẩn để đào tạo phi công cơ bản và huấn luyện định kỳ trên SIM cho phi công đang bay khai thác thương mại.

Hợp tác chặt chẽ với tập đoàn công nghiệp sản suất bay Boeing của Hoa Kỳ, và tập đoàn Airbus của Châu Âu, Luffthansa (CHLB Đức) để thực hiện đào tạo, huấn luyện công nghệ, quy trình bảo dưỡng máy bay theo tiêu chuẩn Châu Âu; Chương trình hợp tác đào tạo nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay chất lượng cao cho 111 người trình độ thợ lành nghề và kỹ sư bay với phương thức xã hội hóa, hiện nay số này đang làm việc tại Công ty TNHH Kỹ thuật bay VAECO và phát huy tốt.

4.2.8. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đào tạo phi công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)