7. Kết cấu của luận án
2.3.3. Kinh nghiệm Liên bang Nga
Ngành hàng không dân dụng của Liên bang Nga đầu thế kỷ 21 đang phải trải qua một sự thay đổi đáng kể về chất và lượng. Đó là quá trình chuyển đổi các thế hệ bay dân dụng từ sử dụng các bay do Liên Xô trước đây chế tạo sang khai thác sử dụng các loại mày bay thế hệ mới, đặc biệt là các thế hệ bay nhập khẩu từ nước ngoài. Sự mở rộng nhanh chóng việc khai thác, sử dụng các bay nhập khẩu từ nước ngoài đã và đang đặt ra vấn đề lớn đối với NNL phi công của Liên bang Nga, buộc các hãng hàng không Nga phải chuyển đổi nhanh chất lượng và cơ cấu đội ngũ phi công cho phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức độ sẵn sàng của các hãng hàng không Nga chưa cao, kết quả là mức độ an toàn của vận tải hàng không của Liên bang Nga giảm đáng kể.
Cho đến nay, các hãng hàng không Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công có khả năng điều khiển an toàn các bay nhập khẩu thế hệ
mới với kết cấu kỹ thuật phức tạp. Sự lão hóa nhanh chóng của đội ngũ phi công và sự thiếu hụt NNL phi công lành nghề thay thế buộc các hãng hàng không phải tuyển dụng và sử dụng cả những phi công chưa được đào tạo đầy đủ theo chuẩn quốc tế và cả những phi công chưa đủ kinh nghiệm. Các phi công như vậy buộc phải tự học hỏi, tự huấn luyện thêm ngay trong quá trình làm việc qua các chuyến bay.
Do thiếu đội ngũ phi công chất lượng cao, trong thực tế các hãng hàng không Nga đã buộc phải sử dụng những phi công lái phụ thực hiện nhiệm vụ của lái chính. Kết quả là xét về tổng thể, trình độ chuyên nghiệp nói chung của đội ngũ phi công đang lái bay ở Liên bang Nga đã bị giảm mạnh. Bằng chứng là các tai nạn hàng không ở Nga thường sảy ra đối với các bay nhập khẩu từ nước ngoài. Rừ rang là, việc đào tạo chưa đủ về trỡnh độ đối với cỏc phi cụng Nga khú có thể đảm bảo cho họ có đủ kinh nghiệm để đưa ra quyết định phù hợp trong khi điều khiển bay để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chuyến bay.
Những hãng hàng không tư nhân mới được thành lập và đi vào kinh doanh vận tải hàng không, vì lợi ích vị kỷ của mình đã chú trọng tập trung khai thác các công nghệ hàng không cũng như các phi công đang chờ thanh lý và ít quan tâm tới tính an toàn của các chuyến bay. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về vận tải hàng không cũng không đủ trình độ để có thể góp phần tích cực vào khắc phục tình trạng này. Thông thường từ lợi ích chính trị, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hàng không đã móc áp dụng các quy định về hàng không của các nước khác mà không tính tới đặc thù của ngành hàng không của Liên bang Nga trong bối cảnh hiện tại, do đó cũng không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của Liên bang Nga.
Trong tình hình đó, đã có ý kiến cho rằng, hành khách đã trở thành con tin của các phi công non kinh nghiệm. Dư luận trong nước đã đưa ra mức độ đánh giá tổng thể là thấp đối với văn hóa hàng không của các tổ lái của phi công Nga, từ đó uy tín của các hãng hàng không của Liên bang Nga cũng giảm xuống.
Việc chuyển đổi từ sự điều tiết trực tiếp của nhà nước sang chế độ điều tiết gián tiếp đối với các hãng hàng không của Liên Bang Nga chưa thể mang lại kết
quả tớch cực trong việc tăng cường đảm bảo tớnh an toàn cho cỏc chuyến bay. Rừ ràng là, để cải thiện và gia tăng uy tín, các hãng hàng không của Liên bang Nga sẽ buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng NNL phi công của mình.
Trong ngành hàng không của Liên bang Nga ngày nay đang có cuộc thảo luận lớn về con đường khôi phục hệ thống đào tạo phi công chất lượng cao của quốc gia. Đã có hai hướng đề xuất: một là, khôi phục các cơ sở đào tạo phi công trước đây của nhà nước và hai là thành lập mạng lưới cơ sở đào tạo phi công tư nhân.
Những người ủng hộ hướng thứ hai thường lập luận dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Hoa kỳ là quốc gia có số lượng phi công tư nhân lên tới hàng trăm nghìn người. Lĩnh vực hàng không tư nhân ở Hoa Kỳ có tới hàng chục nghìn bay, song văn hóa và thể chế hàng không vẫn đạt tới trình độ cao. Các học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo phi công tìm việc khá dễ dàng và có nhiều cơ hội hoàn thiện trình độ chuyên môn và tính chuyển nghiệp để đáp ứng yêu cầu của các hãng hàng không lớn.
Những người ủng hộ hướng thứ nhất đã đưa ra những lập luận khác. Họ cho rằng ở Liên bang Nga hàng không tư nhân cũng như tầng lợp trung lưu đủ điều kiện sắm bay riêng chưa phải là hiện tượng phổ biến, đồng thời vẫn đang thiếu vắng những thể chế phù hợp đối với lĩnh vực này. Để trở thành phi công phải tón kém chi phí lớn mà không phải ai cũng có đủ khả năng, vì vậy để đào tạo phỏt triển đội ngũ phi cụng chất lượng cao rừ ràng rất cần tới bàn tay trực tiếp của nhà nước.
Những lập luận này sẽ là vô tận, trong khi nhà nước chưa có định hướng cụ thể hoặc thể hiện mong muốn giải quyết vấn đề.
Các tuyên bố của đội ngũ lãnh đạo cấp cao của ngành hàng không dân dụng của Liên bang Nga cho đến nay vẫn đang thể hiện sự hời hợt trong nhận thức và giải quyết vấn đề và chủ yếu liên quan tới khía cạnh kinh tế. Niềm tin vào ngành hàng không trong nước đang có xu hướng giảm xuống.
Những thách thức mà hàng không dân dụng Liên bang Nga đã phải đối mặt chưa được nhận thức rừ bởi cỏc chớnh trị gia, cỏc doanh nhõn, cỏc nhà quản
lý và những người không liên quan đến chuyến bay. Những thách thức chỉ có thể chỉ cú thể được nhận thức rừ từ cỏc phi cụng, đội trưởng, những người buộc phải ra quyết định cá nhân trong không trung. Lĩnh vực hàng không vẫn đang là lĩnh vực quá phức tạp và cụ thể đối với những người không bay.
Đối với phi công, việc phải ra những quyết định chính xác, phù hợp đảm bảo an toàn cho hành khách trong khi lái bay, đặc biệt trong các trường hợp bất thường phải được thực hiện trong khoảnh khắc. Chỉ chậm một ly có thể sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, ngành hàng không của Liên bang Nga đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cơ cấu của ngành vận tải quốc gia. Chỉ một vài năm chậm trễ trong giải quyết các vấn đề đặt ra, đặc biệt là về NNL phi công đã làm cho uy tín ngành hàng không sụt giảm mạnh.
Để khôi phục và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay và trong thời gian tới, ngành hàng không Liên bang Nga phải giải quyết hang loạt vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vấn đề đào tạo đội ngũ phi công chất lượng cao. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống đào tạo phi công cơ bản. Để trở thành phi công cơ bản, học viên phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về thể lực thông qua các kỳ kiểm tra thể lực, đồng thời phải được đào tạo cơ bản về lý thuyết.
Thứ hai, cần trang bị phù hợp cho các cơ sở đào tạo thực hành có đủ điều kiện về trang thiết bị cho học viên có thực hành, luyện tập lái bay theo chuẩn quốc tế.
Thứ ba, phải hoàn thiện hệ thống đào tạo chuyển loại phi công.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, nhà nước cần đảm bảo kinh phí từ nguồn nhân sách và các nguồn xã hội hóa khác
2.3.4. Bài học cho ngành hàng không Việt Nam về phát triển