Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 109 - 111)

- Đối với đội ngũ phi cơng nói chung đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

- Hạn chế về số lượng. Hiện nay, tất cả các hãng hàng không đều phải th phi cơng nước ngồi, kể cả VNA vẫn đang thuê 28% PCNN; JPA và VJA tỷ lệ thuê còn cao hơn nhiều. Cố nhiên, việc thuê PCNN đặc biệt là những PCNN có kinh nghiệm, có khả năng huấn luyện đào tạo các lớp phi công mới là rất cần thiết, nhưng nếu th cả nhnwgx phi cơng bình thường, trình độ tương đối non kém là vấn đề phải xem xét đánh giá thêm cả ở tầm vĩ mơ (tồn ngành) và cả ở tầm vi mơ (doanh nghiệp). Vấn đề thiếu PC là ảnh hưởng trước hết đến kế hoạch khai thác đội máy bay của hãng, tiếp đến là uy hiếp tới an tồn bay. Về khía cạnh kinh tế, th phi cơng nước ngồi bao giờ cũng phải trả công cao hơn. Đây cũng là một kênh chảy máu ngoại tệ mạnh.

- Hạn chế về cơ cấu các loại phi cơng. Một vấn đề có tính quy luật là thiếu PIC, thiếu Captain, thiếu TRI, TRE nhưng thừa tương đối lái phụ- F/O và phi cơng cơ bản. Khắc phục tình trạng này khơng hề đơn giản, khơng thể

làm ngay và nhanh, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trước hết là Bộ giao thơng vận và CAAV.

- Nhóm hạn chế về chất lượng đội ngũ phi công và một phi công Việt Nam. Lao động lái bay là lao động tập thể có sự chun mơn hóa rất sâu do đó cũng địi hỏi tính phối hợp liên kết với nhau rất chặt chẽ. Việc tổ chức những phi công riêng lẻ thành một tổ lái, đội bay ở các hãng hàng khơng Việt Nam cịn nhiều bất cập. Việc bố trí hai phi cơng: captain và F/O như thế nào, trong một đội bay như đội bay A321 của VNA có tới hàng trăm PC là một vấn đề lớn. Hiện nay VN chưa đưa ra được một mơ hình chuẩn để tổ chức đội bay, đồn bay thật sự khoa học và có hiệu quả kinh tế cao. Việc học tập, áp dụng mơ hình tổ chức, quản lý PC của các hãng lớn, thâm niên hàng không cao vào Việt Nam cũng hết sức khó khăn và phức tạp. Hãng hàng không “ bề dầy” như VNA cũng đã dành nhiều thời gian, cơng sức, trí tuệ để tổ chức lại mơ hình Đồn bay 919 - cấp quản lý trục tiếp PC cũng còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và sửa chữa.

Đối với từng PC quốc tịch Việt Nam có thể nhận thấy PC Việt Nam cơ bản “bắt nhịp” về chiều cao, cân nặng với thế giới nhưng nếu so sánh với PC thuê của châu Âu, Hàn quốc.. thì PCVN vẫn thuộc diện “thấp bé”.

Hạn chế tiếp theo là tính chun nghiệp và tác phong cơng nghiệp chưa thật sự ngang bằng với phi công xuất thân từ nước cơng nghiệp phát triển. Dù sao PCVN vẫn cịn bị ảnh hưởng ít nhiều của tác phong “tiểu nơng, sản xuất manh mún”, tính chấp hành kỷ luật cơng tác, bản lĩnh chịu đựng áp lực, stress, đặc biệt kỷ luật thời gian, giờ giấc của PCVN cần phải cố gắng rất nhiều.

Tiếng Anh hàng khơng của PC Việt Nam nhìn chung update khu vực và thế giới nhưng cách phát âm, cách sử dụng ngôn ngữ để khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ lái mà cịn phải là “nhân viên quảng cáo, PR cho hãng” thì mục tiêu cịn khá xa.

- Hạn chế về thơng tin, quảng cáo để thu hút nhiều thanh niên dự tuyển phi cơng cịn nhiều bất cập.

- Hạn chế về cơ sở đào tạo phi công. Đến nay Việt Nam chưa có một trường, lớp đào tạo phi cơng dân dụng hồn chỉnh. Có một số cơ sở đào tạo

nhưng qui mô nhỏ, chỉ đảm nhận một số khâu công việc cơ sở, cơ bản trong dây chuyền công nghệ đào tạo PC.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế [full] (Trang 109 - 111)